7 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Nên Thay Đổi Hosting

Bạn cảm thấy tuyệt vọng với nhà cung cấp hosting cho WordPress hiện tại. Bạn không chắc chắn liệu mình có nên chuyển sang hosts khác hay không? bạn đang phân vân không biết hosting nào phù hợp với website của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 7 dấu hiệu giúp bạn nhận ra khi nào bạn nên thay đổi hosting cho trang web của mình.

7 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Nên Thay Đổi Hosting

Vượt qua lo lắng

Hầu hết người mới đều ngại chuyển hosting .

Tại sao ư? Bởi vì nó đòi hỏi kiến thức công nghệ nhất định để thực hiện mà không ảnh hưởng đến hoạt động của website.

Trong trường hợp bạn đã có kinh nghiệm, bạn có thể làm theo Hướng dẫn chuyển hosting cho WordPress. Nhờ vào sự hỗ trợ của BackupBuddy, mặc dù không phải code bất cứ thứ gì, việc này vẫn làm cho mọi người mới nản lòng.

Trên thực tế, tuy không đưa vào quảng cáo, hầu hết các nhà cung cấp hosting uy tín sẽ giúp bạn thực hiện chuyển đổi (đặc biệt khi bạn lịch sự đưa ra yêu cầu).Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ được miễn phí hoặc chỉ phải trả một khoản chi phí rất nhỏ tùy vào quy mô trang web của bạn.

Nào, giờ thì vấn đề lo lắng nhất đã được giải quyết xong, hãy cùng xem xét 7 lý do tại sao và khi nào bạn nên thay đổi hosting.

1. Thường xuyên không truy cập được

website không vào được là dấu hiệu bạn nên thay đổi hosting

Không truy cập được là một điều tồi tệ khi mọi người đánh giá trang của bạn (xếp hạng SEO, lượng người truy cập,…). Chẳng ai muốn viếng thăm một website mà quả nửa thời gian không truy cập được cả.

Nếu bạn gặp phải tình trạng này vài lần một tuần, hiển nhiên là bạn nên đổi host đi. Bạn chẳng có thời gian theo dõi trang web của mình 24/7, làm sao bạn biết được khi nào nó down nếu không sử dụng dịch vụ kiểm soát. Ơn chúa là có một vài nhà cung cấp dịch vụ miễn phí, chẳng hạn như Pingdom, hỗ trợ đắc lực trong việc quản lý truy cập trang web của bạn.

Truy cập đồng nghĩa với việc server của bạn phải dang online. Tương tự như vậy, không truy cập được tức là server của bạn có vấn đề. Do đó, nếu 99% thời gian website của bạn truy cập được, tức là tháng đó nó chỉ hơi có vấn đề chút thôi.

Bạn hoàn toàn có thể trực tiếp yêu cầu hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ hosting trong trường hợp website bị down. Nếu lý do họ đưa ra không thuyết phục được bạn, tốt nhất bạn nên đổi host đi.

2. Lỗi khi thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu

lỗi kết nối cơ sở dữ liệu cũng là một dấu hiệu bạn nên thay đổi hosting

Khi bạn thường xuyên nhìn thấy dòng trên hiện ra ở trang web của mình, điều đó có nghĩa là số lượng truy cập của bạn đang vượt quá khả năng xử lý của host servers, hoặc là bạn đang bị lỗi plugin.

Trong cả hai trường hợp, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp hosting để họ kiểm tra cho bạn. Nếu sau khi kiểm tra, họ vẫn không xử lý được vấn đề này, bạn nên chuyển sang một nhà cung cấp khác tin cậy hơn.

3. Lỗi Internal Server Errors

Internal Server Errors cũng là dấu hiệu bạn nên thay đổi hosting

Internal server error là lỗi WordPress thường gặp và đồng thời cũng là lỗi phiền phức nhất. Trên thực tế, chẳng ai hiểu nổi làm thế nào để khắc phục nếu chỉ dựa vào thông tin đưa ra trong bảng hiển thị.

Đây là một dấu hiệu không tốt nếu lỗi này liên tục xảy ra với trang của bạn. Trong hoàn cảnh này, có lẽ bạn nên cân nhắc tìm đến một nhà cung cấp khác có thể cấu hình server cho WordPress một cách chính xác hơn.

4. Site Suspension

Site Suspension là dấu hiệu nghiêm trọng và bạn nên thay hosting ngay lập tức

Hầu hết các nhà cung cấp hosting không có quyền gỡ bỏ trang của bạn, trừ trường hợp nó vi phạm một luật lệ nào đó.

Tuy nhiên, một vài nhà cung cấp đôi khi đơn phương khóa tài khoản mà không hề thông báo, chỉ vì một vài lý do vớ vẩn, chẳng hạn như dùng quá số lượt truy cập cho phép (overages).

Trang web của bạn là một tài sản thực tế, do đó, bạn có quyền đòi hỏi sự quan tâm từ phía nhà cung cấp. Bạn nên có một cuộc đối thoại rõ ràng, trong trường hợp tài khoản của bạn bị khóa mà không báo trước.

Nếu cuộc đối thoại không đưa đến kết quả, đó là lúc nên chuyển sang một công ty khác nhìn nhận vấn đề này nghiêm túc hơn.

Ngoài ra, một điều quan trọng cần lưu ý là bạn nên backup dữ liệu kịp thời, vì một vài hosts có thể sẽ không trả dữ liệu cho bạn.

5. Dịch vụ chăm sóc khách hàng không hiệu quả

thay đổi hosting khi bạn cảm thấy dịch vụ hỗ trợ khách hàng kém

Bạn sẽ không thể tìm được một host nào 100% hoàn hảo trong việc hỗ trợ khách hàng. Thật là bất khả thi để vừa lòng tất cả mọi người. Chưa kể, chỉ có những người dùng không thỏa mãn mới để lại review.

Do đó, chăm sóc khách hàng tốt là tiêu chuẩn tối quan trọng khi nhắc đến dịch vụ web hosting.

Hãy tự hỏi chính mình. Nhân viên hỗ trợ có nhiệt tình trả lời cho bạn không? Cách xử lý vấn đề của họ có hiệu quả không?

Đôi khi, các host thậm chí từ chối xử lý lỗi WordPress đơn giản vì policy của họ không bao gồm hỗ trợ phần mềm. Bạn cũng nên cân nhắc chuyển đổi nếu nhà cung cấp hosting hiện tại không có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.

6. Tốc độ trang chậm

tốc độ load trang chậm cũng có thể làm một dấu hiệu

Tốc độ là nhân tố quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web của bạn để tăng xếp hạng cũng như làm hài lòng người dùng.

Thông thường, việc tải chậm chủ yếu do có quá nhiều yêu cầu hoặc quá nhiều người dùng đang truy cập vào server. Đối với cả hai trường hợp, host phải có trách nhiệm giúp bạn tìm ra nguyên do.

Nếu vấn đề là do có có quá nhiều yêu cầu, nó có thể giải quyết bằng cách bỏ một vài plugin hoặc xa hơn nữa là cải tiến server. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân xuất phát từ việc có quá nhiều người truy cập, nhà cung cấp sẽ yêu cầu bạn phải nâng cấp gói sử dụng hiện tại.

7. Trang của bạn vượt quá khả năng lưu trữ của host

Khi website phát triển vượt quá giới hạn của hosting

Nếu bạn đã có kinh nghiệm tham gia blog, bạn sẽ hiểu việc trang của bạn phát triển vượt quá khả năng lưu trữ của host là điều hoàn toàn có thể xyả ra. Với một nền tảng lưu trữ host chia sẻ như hiện nay, trang của bạn chia sẻ tài nguyên với rất nhiều trang khác lưu trữ trong cùng một server. Bạn chỉ có thể kiểm soát và giới hạn tài nguyên của mình bằng việc dùng cache và CDN mà không thể làm như vậy đối với các trang khác. Nếu bạn có định sử dụng dịch vụ cnd thì có thể tham khảo bài viết 7 dịch vụ cnd tốt nhất cho wordpress.

Nếu trang của bạn có nhiều lượt truy cập hơn, điều đó đồng nghĩa với việc tốc độ trang của bạn sẽ bị chậm lại. Nhiều nhà cung cấp hosting thậm chí còn khóa luôn tài khoản của bạn mà không báo trước.

Nếu bạn bắt đầu gặp phải vấn đề về tải trang chậm hoặc bản thân bạn nhận ra bạn đang mất quá nhiều thời gian giải thích cho bộ phận chăm sóc khách hàng, rất có thể dữ liệu của bạn đã vượt quá khả năng lưu trữ của host.

Bạn đã sẵn sàng thay đổi hosting rồi chứ?

Sau khi đọc bài viết này, rất có thể bạn đang cân nhắc thay đổi hosting cho trang web của bạn.

Bạn tìm kiếm một host có thể xử lý mọi kịch bản lỗi, truy cập liên tục và dịch vụ hỗ trợ khách hàng số 1?

Chúng tôi khyên bạn nên sử dụng SiteGround. Trên thực tế, chúng tôi đã chuyển một trong các website hàng đầu của mình, List 25 sang dịch vụ này.

Server của SiteGround rất hiệu quả trong việc tối ưu hóa WordPress, tích hợp cache, hỗ trợ CDN, và dịch vụ CSKH thực sự rất tuyệt vời.

Hơn hết, họ đưa ra các gói sử dụng với nhiều cấp độ thích hợp với tình hình tài chính của bạn. Chẳng hạn, với gói dieuhau, bạn được giảm giá tới 60%.

Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có nhận định sáng suốt hơn và đưa ra quyết định đúng đắn trong việc thay đổi hosting cho trang WordPress của mình. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết 6 lý do bạn nên sử dụng managed wordpress hosting.

Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo về
guest
3 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments

Vô danh
Vô danh
25/10/2018 3:25 chiều

Visitor Rating: 5 Stars

Nguyễn Giang
25/10/2018 3:27 chiều

Em đang muốn chuyển hosting nhưng host đang dùng lại là web code tay nên không backup được dữ liệu ra.
Có người mách em copy tay từng link rồi dùng redirect để chuyển hướng thì không ảnh hưởng SEO!. Cái này có đúng không? Mình cần chú ý gì khi chuyển không?

Diều Hâu
Quản trị viên
Trả lời  Nguyễn Giang
26/10/2018 4:10 chiều

Nếu bạn là quản trị viên của website đó thì chỉ cần lưu lại toàn bộ source code & database (cơ sở dữ liệu) rồi bê nó sang hosting mới là được. Không cần phải là WordPress mới làm được việc này nhé. Bạn có thể gửi yêu cầu cho nhà cung cấp hosting bảo họ backup toàn bộ hệ thống, và gửi file backup này sang cho nhà cung cấp mới bảo họ triển khai cho. Thế là xong 🙂 Hãy tận dụng đội ngũ hỗ trợ của dịch vụ mà bạn đang sử dụng. Chúc bạn thành công