Ngày này, với sự phát triển rầm rộ của các công ty cung cấp hosting, đã làm cho những nhiều người cảm thấy bị bối rối trong việc lựa chọn hosting nào phù hợp với mình. Chỉ với vài dollar một tháng bạn đã có thể sở hữu một hosting cho website của bạn – thậm chí là miễn phí. Đôi khi bạn sẽ phải chi trả hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dollar hàng tháng cho việc sở hữu hosting. Trên thực tế, sẽ có rất nhiều lựa chọn tuyệt vời cho bạn như: không giới hạn băng thông, dung lượng ổ cứng, tên miền hay địa chỉ email….
1. Các loại hosting
Dựa vào kế hoạch phất triển của website có thể chia làm năm loại chính như sau: Shared, VPS, Cloud, Dedicated và Reseller.
1.1 Shared Hosting
Là loại hosting phổ biến nhất hiện nay với những lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Bạn sẽ được cung cấp tài khoản trên một shared server với những khách hàng khác. Điều đó có nghĩa là bạn cũng chia sẻ những tài nguyên như băng thông, bộ nhớ, và bộ vi xử lý. Và đó cũng chính là điểm yếu nhất của loại hosting này; bởi vì một server có thể hỗ trợ hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn websites. Đa số trong đó là những website có lượng truy cập thấp và bị giới hạn tài nguyên.
Với những website dành cho doanh nghiệp hoặc cá nhân, shared hosting sẽ là lựa chọn tốt nhất với những giá trị không thể chối từ cùng với giá cả vô cùng hợp lý.
Lưu ý rằng, không phải tất cả Shared Hosting đều như nhau. Mỗi một nhà cung cấp, sử dụng các máy chủ khác nhau với lượng tài nguyên khác nhau. Hơn thế nữa, một số công ty sẽ chạy số lượng website trên một máy chủ nhiều hơn các công ty khác. Đấy cũng là lý do bạn trả $10 /tháng thì sẽ tốt hơn $1.99/tháng
1.2 VPS
Nếu bạn cần sử dụng nhiều tài nguyên hơn so với shared hosting, thì VPS hosting sẽ là lựa chọn tiếp theo của bạn. VPS sẽ tăng hiệu suất của website lên nhiều lần nhưng sẽ không tốn quá nhiều chi phí so với một máy chủ chuyên dụng. Bởi vì sẽ có ít hơn rất nhiều số lượng website cùng sử dụng chung một máy chủ. Quan trọng hơn là bạn có toàn quyền kiểm soát máy chủ khi bạn cần những tính năng đặc biệt. Mặc dù, VPS không phải là máy chủ vật lý, nhưng nó mang lại những tính năng gần giống.
1.3 Cloud
Cloud hosting gần giống với VPS bởi vì nó cũng không phải là máy chủ vật lý. Nhưng Cloud được phân bố ở rất nhiều các máy tính khác nhau. Chính vì thế, Cloud rất ổn định và dễ dàng nâng cấp. Nếu website của bạn bị chậm do thiếu băng thông hoặc hết dung lượng ổ cứng, bạn có thể nâng cấp chúng một cách không thể đơn giản hơn như tắt bật công tắc vậy. Điều đó cũng đúng với bộ nhớ CPU, RAM.
Nếu tốc độ phát triển nhanh chóng của website là vấn đề lớn nhất của bạn thì Cloud chính là thứ mà bạn đang tìm kiếm. Cloud sẽ cung cấp cho bạn thông tin máy chủ, nơi mà bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh tài nguyên khi cần. Đọc bài 18 thủ thuật hữu ích để tăng tốc độ của website để tăng tốc wordpress nhé.
Đôi khi VPS và Cloud được kết hợp với nhau thành hybrid service (hay còn gọi là Cloud VPS hoặc Scalable VPS)
1.4 Dedicated Server
Nếu như bạn đã quá chán với việc chia sẻ tài nguyên với người khác thì Dedicated Hosting sẽ cung cấp cho bạn một máy chủ vật lý hoàn toàn 100%. Với những chức năng mạnh mẽ, bạn sẽ được cấp quyền cao nhất về bảo mật cũng như khả năng chỉnh sửa.
Trước khi bắt đầu sử dụng, lời khuyên cho bạn là bắt đầu tìm kiếm một chuyên gia quản lý máy chủ, người sẽ giúp bạn những bảo trì hệ thống, bảo mật thông tin và những vấn đề liên quan.
1.5 Reseller
Là dịch vụ chạy dưới dạng chia sẻ từ 1 tài nguyên server chính. Gói đại lý hosting được người quản trị (Đại lý) chia thành các gói hosting nhỏ tương ứng với các thông số kỹ thuật để cung cấp cho người dùng cuối.
Reseller Hosting thích hợp cho các công ty thiết kế web cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng một cách dễ dàng, nhanh chóng thuận tiện và bảo mật. Đại lý dễ dàng nâng cấp lên tài khoản lớn hơn với thời gian thực hiện rất nhanh mà hoàn toàn không làm thay đổi cấu trúc hoạt động website của khách hàng.
2. Đặc tính phổ biến của hosting
Hiện nay, có rất nhiều các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Nhưng phổ biến nhất hiện nay thì chỉ có 3 ngôn ngữ chính là Java, .Net và PHP. Chính vì lẽ đó mà sẽ có 3 loại hosting dành riêng cho 3 ngôn ngữ này. Riêng PHP, hiện nay là ngôn ngữ phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi nhất vì tính mở của mình mà được sự dụng trong rất nhiều các mã nguồn mở như Joomla, Magento, Xenforo, và đặc biệt là WordPress… Nên đã có rất nhiều nhà cung cấp đã phát triển những hosting dành riêng cho WordPress. Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì, hãy xem sự tiếp bên dưới nhé:
2.1 WordPress Hosting
Là mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Được phát triển từ năm 2003 nhưng với những tính năng vượt trội cho một hệ thống quản lý nội dung (Content Management System – CMS) WordPress đã cho thấy mình không chỉ dừng lại là một mã nguồn mở dành riêng cho blog.
Chính vì lẽ đó mà hầu hết nhà cung cấp lớn hiện nay đã ưu ái dành phát triển những hosting dành riêng cho mã nguồn này như Vultr, Inmotion Hosting, BlueHost, Siteground, Godaddy…. Chỉ với vài thao tác đơn giản, vài cú nhấp chuột, bạn đã có một website bán hàng, một website giới thiệu công ty hay một blog cá nhân đơn giản mà không cần đến bất kỳ kỹ năng IT nào cả.
2.2 PHP Hosting
Là ngôn ngữ mở dành cho server và cũng là ngôn ngữ phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong các mã nguồn mở và cũng được các nhà cung cấp hosting hỗ trợ nhiều nhất. Chính vì lẽ đó mà PHP hosting có giá thành rẻ hơn, được hỗ trợ nhiều bởi các nhà cung cấp, cũng như từ cộng động phát triển
2.3 Java Hosting
Java là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, được ra đời từ năm 1995, Trong khi Java rất phổ biến ở các phần mềm di động (Android) và các phần mềm máy tính thì Java dành cho server vẫn khá nặng nề và ít người sử dụng… đặc biệt là các website lớn như Amazon và Ebay. Nếu bạn muốn phát triển website bằng Java thì hãy chắc chắc rằng bạn đã chọn hosting có hỗ trợ nền tảng Java
2.4 ASP.NET Hosting
Là hosting dựa trên nền tảng .NET của microsoft. Đây thực sự là một nền tảng mạnh mẽ và được rất nhiều developer sử dụng trong việc lập trình. Nhưng hosting dành cho .NET thường ít hơn rất nhiều và giá cả sẽ cao hơn so với PHP Hosting bởi vì người dùng phải trả tiền bản quyền cho windows server và SQL server của Microsoft.
3. Linux or Windows
3.1 Linux
Linux là nền tảng hosting phổ biến nhất hiện nay. Máy chủ Linux là sự lựa chọn phổ biến của nhiều website và ứng dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm hosting có thể đáp ứng được ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay (PHP + MySQL) thì hãy cân nhắc Linux Hosting
3.2 Windows
Windows là nền tảng được phát triển bởi gã khổng lồ Microsoft. Nếu bạn muốn máy chủ có thể triển khai ứng dụng Windows, cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình như ASP.NET, bạn chắc chắn sẽ cân đến Windows Hosting. Với Windows hosting, bạn sẽ không bị giới hạn bởi ngôn ngữ của ứng dụng, nghĩa là nếu ứng dụng của bạn được phát triển dựa trên PHP và MySQL thì vẫn có thể triển khai được trên hosting này. Nhưng ngược lại thì không thể. Về cơ bản, Windows hosting có giá cao hơn so với Linux hosting nhưng với sự phát triển ngày nay thì điều này dần bị xóa nhòa bởi nhiều công ty đang đưa ra những lựa chọn như nhau cho 2 nền tảng này.
4. Unlimited Hosting
Đa số những nhà cung cấp hiện này đều đưa ra những chương trình hosting không giới hạn như: không giới hạn băng thông, không giới hạn ổ cứng, không giới hạn tiên miền hay địa chỉ email. Nhưng ”không giới hạn” thực ra không hẳn như vậy; nhà cung cấp sẽ không giới số lượng tài nguyên bạn sử dụng nhưng khi bạn sử dụng quá giới hạn cho phép của máy chủ hoặc chiếm quá nhiều tài nguyên ảnh hướng đến những khách hàng khác thì nhà cung cấp sẽ cảnh báo và hệ thống tự động hạn chế tài nguyên của bạn để dành cho những website của những khách hàng khác. Và điều này sẽ khiến hệ thống của bạn bị chậm hoặc không thể sử dụng trong một khoảng thời gian
Vậy nên nhớ rằng, mặc dù chương trình “không giới hạn” cho bạn rất nhiều những tính năng tuyệt vời những hãy luôn luôn tìm những gói hosting phù hợp nhất với những gì bạn cần.
5. Địa điểm
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với hosting mà bạn muốn triển khai hệ thống của mình trên đó. Nếu bạn muốn website được đưa tới người dùng nhanh nhất có thể thì hãy đặt website của bạn gần nơi họ sống nhất có thể
Có hai phương án giải quyết cho vấn đề này. Nếu khách hàng của bạn là một đối tượng ở trong một khu vực cụ thể, bạn nên chọn máy chủ được đặt gần nơi đó. Ví dụ, website của bạn đang bán sản phẩm cho người dân tại thành phố New York, bạn nên chọn những nhà cung câp có máy chủ đặt tại New York hoặc những thành phố lân cận.
Phương án thứ hai là sử dụng “content delivery network” (CDN), nghĩa là bạn đặt tài nguyên của website lên các máy chủ ở trên toàn thế giới. Với CDN, khách hàng của bạn sẽ tự động nhận phục vụ bởi máy chủ gần họ nhất khi truy cập vào website. Phương án này rất phổ biến hiện nay nhưng điểm yếu duy nhất của nó lại là giá thành khá cao.
6. Dịch vụ hỗ trợ
Một điều vô cùng quan trọng mà bạn nên nhớ rằng, khi bạn đăng ký gói cước của bất kỳ nhà cung cấp nào, bạn không chỉ trả tiền cho công nghệ của công ty đó. Mà bạn cũng đang trong một mối quan hệ kinh doanh. Có rất nhiều những lý do không liên quan đến công nghệ khi ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp hosting nào. Bạn cần có sự tin tưởng vào đối tác kinh doanh mà bạn đã lựa chọn. Chính vì lẽ đó mà việc đánh giá của người dùng trở nên vô cùng quan trọng đối với bất kỳ nhà cung câp nào.
Theo kinh nghiệm của mình, thì bạn nên chọn những nhà cung cấp được đa số đánh giá cao, có đội ngũ hỗ trợ 24/7, sẵn sàng giúp đỡ bạn dù bạn đang ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Các nhà cung cấp tốt nhất hiện nay
7. Các nhà cung cấp
7.1 eHost.com – Giá tốt nhất
Bạn đang mới bắt đầu công việc kinh doanh, bạn không muốn trả quá nhiều tiền cho website cũng nhưng hosting. Bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp giá rẻ? Thì eHost chính là nhà cung cấp mà bạn đang tìm kiếm. eHost cung cấp cho bạn một shared host với giá không thể rẻ hơn, đi kèm với những lựa chọn tuyệt vời. Chỉ với khoảng $5.5/ tháng (giá có thể được giảm tới 50% – $2.75/tháng khi sử dụng mã giảm giá) bạn đã sở hữu shared host với không giới hạn ổ cứng, băng thông, tên miền, cơ sở dữ liêu.
7.2 HostGator – Lựa chọn tốt nhất cho phát triển lâu dài
Luôn nhận được đánh giá cao từ phía khách hàng trong suốt hơn 10 năm phát triển. Với số lượng máy chủ lớn và ổn định, là đối tác của của rất nhiều những khách hàng lớn và nhỏ nên Hostgator luôn là sự lựa chọn đầu tiên của những người muốn phát triển hệ thống lâu dài trên hệ thống máy chủ ổn định và chuyên nghiệp.
7.3 Siteground – Dịch vụ hỗ trợ tuyệt vời 24/7
Với những dịch vụ hỗ trợ tổng thể được cung cấp, Siteground có thể nói là nhà sáng tạo hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ lưu trữ. Từ những giải pháp phần mềm đến việc hỗ trợ những khách hàng hàng đầu. Họ đã cung cấp đầy đủ những tính năng của một hosting cần có bao gồm tên miền miễn phí địa chỉ email, Cloudflare CDN, công cụ quản trị cPanel với công nghệ truy cập sử dụng SSH, không giới hạn cơ sở dữ liệu và băng thông… chưa kể đến số tiền mà họ đã chi để phát triển đội ngũ nhân viên hỗ trợ.
7.4 BlueHost – Dễ dàng sử dụng
Là nhà cung cấp được nhiều người dùng ưu ái với sự đơn giản và bảo mật tuyệt vời. Bluehost sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang có ý định triển khai hệ thống trên cloud hosting hay bằng WordPress. Ngoài ra, Bluehost còn là sự lựa chọn cho những người mới bắt đầu cần sự trợ giúp từ nhà cung cấp. Đội ngũ hộ trợ 24/7 luôn sẵn sàng đưa website của bạn đến tay khách hàng chỉ trong vài phút.
7.5 InmotionHosting – The best VPS
Nếu bạn đang tìm kiếm hosting cho hệ thống WordPress, thì Inmotion Hosting chính là câu trả lời cho bạn. Với nhiều sự lựa chọn như shared hosting, VPS and dedicated hosting, thêm vào đó là hơn 20,000 đánh giá tích cực thì Inmotion Hosting là sự lựa chọn tuyệt vời cho những website WordPress vừa và nhỏ.
Những tính năng hỗ trợ WordPress cực tốt như tự động cài đặt, tự động nâng cấp, miễn phí sao lưu and đội ngũ hỗ trợ 24/7 từ những chuyên gia WordPress. Cùng với tên miền miễn phí và chế độ ưu đãi “khủng” hoàn tiền trong 90 ngày sử dụng thì bạn đừng ngần ngại gì mà không đăng ký tài khoản ngay tại Inmotion Hosting.
7.6 iPage.com – Nhà cung cấp rẻ nhất
Nếu bạn là người mới bắt đầu với website, đang tìm kiếm một sự trợ giúp từ những chuyên gia kỹ thuật thì iPage sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để bạn làm việc đó. Với hơn 10 năm phát triển, công ty tập trung vào những khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, iPage đã đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho những ai lần đầu làm quen với công nghệ.
7.7 WPEngine – Mang sự chuyện nghiệp cho WordPress
Bạn đang tìm kiếm sự chuyên nghiệp cho hệ thống WordPress, cùng với những tính năng chỉ dành cho dân chuyên nghiệp. WPEngine chính là cái tên đầu tiên bạn nên nghĩ đến. Là đối tác của những công ty lớn như Yelp, Asana, MaxCDN, AMD, Soundcloud… cũng với những tính năng như tường lửa, chặn malware, evercache, ngoài ra còn có SSL, CDN và báo cáo tốc độ. WPEngine đã cung cấp cho người dùng những dịch vụ chuyên nghiệp nhất, hiện đại nhất và tốt nhất cho những hệ thống WordPress…
Với chi phí không hề rẻ ($29/tháng), và không dành cho tất cả mọi người. Tôi khuyên bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi trở thành đối tác kinh doanh của nhà cung cấp này.
7.8 Crucial Hosting
Là nhà cung cấp thường xuyên được các chuyên gia khuyên dùng, Crucial Hosting đã tạo ra những dịch vụ tuyệt vời cho khách hàng. Bao gồm những tính năng đặc biệt mà các nhà cung cấp khác không có. Hệ thống antivirus hoạt động rất ổn định cùng với chức năng tự động sao lưu tạo sự an tâm tuyệt đối cho người dùng.
7.9 Vultr
Vultr là nhà cung cấp chú trọng vào hệ thống cloud VPS, hệ thống máy chủ được triển khai tại 14 địa điểm trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Úc… Là công ty có tốc độ phát triển chóng mặt với 50 kỹ sư, hơn 2 triệu máy chủ, 100,000 khách hàng và đã trả lời hơn 25,000 câu hỏi hàng tháng.
Công ty tập trung vào những công nghệ mới nhất, đây là một trong những lý do khiến tốc độ tăng trưởng của Vultr trở nên chóng mặt và cũng là lý do tại sao họ lại chú trọng vào công nghệ điện toán đám mây.
7.10 DreamHost
Chỉ cung cấp shared hosting, DreamHost cũng là một địa chỉ tốt cho những ai muốn sở hữu một website nhanh chóng. Ngoài ra, DreamHost còn cung cấp cho người dùng rất nhiều công cụ để có thể tạo nên một website ấn tượng với hệ thông quản lý tài khoản sử dụng dễ dàng, 24/7/365 ngày hỗ trợ và 97 ngày hoàn tiền đầy ấn tượng.
7.11 Arxive Hosting
Là một trong những nhà cung cấp hosting phát triển nhanh nhất trên thế giới và cung cấp rất nhiều các gói sản phẩm đa dạng để khách hàng có thể sở hữu website một cách nhanh chóng và đơn giản nhất. Từ miễn phí tên miền cho tới hệ thống xây dựng website miễn phí, không cần đến khả năng IT, khách hàng đã có một website chuyên nghiệp cho riêng mình.
Arxive là nhà cung cấp cho những ai muốn sở hữu nhiều website những với kinh phí giới hạn.
7.12 Godaddy
Một cái tên vô cùng quen thuộc cho những ai mới bắt đầu làm quen với website, tên miền… Thay vì cung cấp cho người dùng những hệ thống xây dựng website, hay những tính năng quản lý thì Godaddy lại cung câp những gói sản phẩm trọn gói đầy ấn tượng.
Chỉ với $3.99/tháng, bạn đã sở hữu ngay một website WordPress được thiết kế bởi những chuyên gia hàng đầu của công ty, có thể đáp ứng được 25,000 lượt truy cập hàng tháng và tên miền miễn phí hàng năm.
Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu hay đơn giản chỉ là không biết làm sao để tạo website chuyên nghiệp, chỉ việc chọn và đăng ký. Godaddy sẽ làm hết những việc còn lại cho bạn.
8. Các bước để chọn hosting phù hợp:
Làm thế nào để chọn được một hosting tốt và phù hợp đúng nhu cầu sử dụng của bạn? Bạn có thể không bao giờ có được hosting ưng ý nếu bạn không biết chính xác mình đang cần gì? Nên trước khi đi vào chi tiết, hay để mọi kiến thức của bạn sang một bên và hãy suy nghĩ thật kỹ, bạn đang tìm kiếm điều gì?
- Bạn đang xây dựng website như thế nào?
- Bạn đang sử dụng những mã nguồn mở phổ biến (WordPress, Joomla, Magento…)?
- Bạn có cần đến hệ điều hành Windows?
- Bạn có cần một phiên bản đặc biệt của phần mềm (ie, PHP, Java, .NET)?
- Website của bạn có yêu cầu phần mềm hỗ trợ đặc biệt?
- Số lượng người truy cập hàng tháng vào website của bạn là bao nhiêu?
Đây là những câu hỏi cơ bản, mà bạn cần trả lời đầu tiên khi lựa chọn hosting. Hãy vẽ lên bức tranh mà bạn muốn làm với website và những điều bạn mong đợi sau 12 tháng phát triển. Khi đó bạn sẽ có câu trả lời đúng đắn cho sự lựa chọn của mình. Hãy xem thêm về cách lựa chọn hosting.
9. Khi nào là thời điểm thích hợp để chuyển hosting
Nếu bạn đang sử dụng shared hosting, vậy khi nào là thời điểm thích hợp để nâng cấp? Đa số các website đang chạy sử dụng shared hosting, và dĩ nhiên là sự lựa chọn tuyệt vời cho những website mới bắt đầu – bởi vì giá thành rẻ, dễ quản lý và không cần nhiều đến kiến thức kỹ thuật? Tuy nhiên, khi website phát triển và yêu cầu nhiều chức năng hơn thì VPS sẽ là lựa chọn tiếp theo của bạn.
Nếu bạn đang phân vân, không biết lúc nào là thời điểm thích hơp thì một vài vấn đề dưới đây sẽ là thứ mà bạn nên cân nhắc:
Số lượng người truy cập website lớn. Điều này còn phụ thuộc vào website của bạn đã tối ưu hay chưa? Số lượng tài nguyên bạn sự dụng có lớn hay không? Thường thì những website có nhiều ảnh, video sẽ chiếm nhiều tài nguyên hơn. Với lượng truy cập khoảng 1000 người/ ngày, thì đây có lẽ là thời điểm thích để bạn suy nghĩ rồi đấy.
Tính ổn định và bảo mật. Nếu website của bạn cần độ bảo mật cao hay tính ổn định lớn thì bạn nên chuyển sang VPS ngay lúc này. Bởi khi dùng chung tài nguyên với các website khác, bạn có thể trở thành nạn nhân của virus hay hacker vì tất cả dùng chung một máy chủ vật lý.
Bạn cần quyền kiểm soát cao hơn. Trong quá trình phát triển, bạn sẽ cần cài đặt thêm những phần mềm hỗ trợ, những tùy chỉnh nâng cao để đáp ứng được yêu cầu của website.
Vậy làm thế nào để lựa chọn cho mình một VPS phù hợp.
10. Kết luận
Lựa chọn nhà cung cấp hosting hay gói hosting có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng hãy tự hỏi chính mình và những đối tác mà bạn đang lựa chọn những điều bạn còn đang băn khoăn. Những câu trả lời sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho website của bạn.
Nếu bạn không thể đưa ra sự lựa chọn cho chính mình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm hết sức để bạn có được quyết định chính xác nhất.
Hoa mắt quá, tận 10 nhà cung cấp hosting. Mình cần tốc độ vào web nhanh thì nên dùng hosting nào. Tiếng Anh mình ko tốt lắm nên muốn tìm 1 hosting tốt, ổn định không phải liên hệ nhiều
Diều Hâu đang được host trên VPS của Vultr, nhưng đây là loại VPS Unmanaged nên nếu bạn rành về code thì hãy sử dụng nhá. Không thì cứ InmotionHosting hoặc SiteGround hoặc Hawkhost bạn nhé. 2 cái cuối có server ở Singapore đấy