Trong bài này, mình sẽ nói về Payoneer và hướng dẫn các bạn đăng ký để nhận thêm 25$ miễn phí.
Nếu bạn đang làm tiếp thị liên kết (affiliate marketing), thì ở thời điểm hiện tại Payoneer là lựa chọn hàng đầu để rút tiền. Trước đây chúng ta chỉ có Paypal hoặc nhận Check (Việt Nam mình gọi là “séc”), tuy nhiên khi nhận Check hoặc nhận bằng Paypal nhưng đều rất phiền toái, cụ thể là Paypal dễ bị Limit hoặc Check thì chờ rất lâu và mắc công đi ra ngân hàng,…
Mình đọc rất rất nhiều các bài viết của nhiều blogger trên thế giới và ở Việt Nam, họ đều chuyển sang dùng Payoneer và khuyên dùng Payoneer. Chính vì vậy, mình đã chọn Payoneer cho công cuộc kiếm tiền trên Internet: Clickbank, Amazon, Shareasales, CJ (Commission Junction), Google Adsense… Mình vừa liệt kê một số trong rất nhiều Network tiếp thị liên kết ta có thể tham gia kiếm tiền và sử dụng thẻ Payoneer. Bạn có lẽ cũng nên thế, dùng Payoneer làm phương thức nhận tiền chính, Paypal hay các hình thức nhận tiền khác sẽ là phương án dự phòng hoặc cho một vài Platform không hỗ trợ như Jvzoo chẳng hạn.
Mục lục:
- Thẻ Payoneer là gì?
- Thẻ Payoneer có thể nhận thanh toán từ đâu?
- Các Platform (còn gọi là Network) chấp nhận thẻ Payoneer
- Cách rút tiền từ thẻ Payoneer
- Cách đăng ký thẻ Payoneer để nhận 25$ MIỄN PHÍ
- Hướng dẫn theo dõi tình trạng thẻ Payoneer đã được gửi chưa, đã đến nơi chưa
- Các câu hỏi thường gặp
Bắt đầu nhé!
1. Thẻ Payoneer là gì
Payoneer là công ty cung cấp giải pháp thanh toán online cho doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu, gọi nôm na nó gần giống Ngân hàng phát hành thẻ Debit Mastercard. Payoneer ra đời năm 2005. Sau 11 năm hoạt động, Payoneer đang đứng trong top 100 công ty hàng đầu thế giới do tổ chức Financial Services thống kê. Hoàn toàn đáng tin cậy!
Sau khi đăng ký (MIỄN PHÍ – vào luôn payoneer.com nào), bạn sẽ nhận được thẻ Mastercard để thanh toán online tức gửi và nhận tiền, rút tiền tại cây ATM trên toàn thế giới (nghĩa là rút thoải mái ở Việt Nam nhé).
Vì là MIỄN PHÍ và nếu đăng ký qua Diều Hâu bạn còn được nhận thêm 25$ FREE, vậy chả tội gì mà không đăng ký luôn 1 cái nhỉ, kiểu gì cũng có ngày dùng.
2. Thẻ Payoneer có thể nhận thanh toán từ đâu?
Đã có mặt ở trên 200 quốc gia, hỗ trợ 150 loại tiền tệ và như mình từng test thử dịch vụ hỗ trợ bằng cách liên lạc với đội support ở nhiều khung giờ, thì họ đều phản hồi khá nhanh, tức support 24/7. Bạn hoàn toàn yên tâm mảng hỗ trợ thanh toán. Liệt kê vài điểm chính:
– Gần như khắp nơi trên thế giới, 200 quốc gia, hơn 2000 công ty chấp nhận thanh toán Payoneer, hơn 3 triệu tài khoản Payoneer đang hoạt động…
– Mỹ (US): đương nhiên rồi, thị trường lớn của mọi lĩnh vực ngành nghề, bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng thẻ Payoneer để thanh toán ở Amazon, Clickbank, eBay hay Apple store, HP…
– Châu Âu (EU): thị trường lớn không kém Mỹ, chắc chắn được hỗ trợ tối đa, các bạn thoải mái làm việc với các đối tác ở đây.
3. Các Platform (còn gọi là Network) chấp nhận thẻ Payoneer
– Amazon: trang thương mại điện tử vào loại lớn nhất thế giới, phù hợp các bạn làm MMO niche sitesite, auto amazon hay các phương pháp kiếm tiền từ Amazon khác (Bạn có thể tìm hiểu thêm: Kiếm tiền với Amazon Niche Site)
– Clickbank: quá phổ biến trong thế giới MMO với các sản phẩm số (digital product), bạn có thể kiếm tiền bằng việc xây dựng web review sản phẩm, niche site hay authority site đều được, hoặc các thể loại khác như Youtube Review, Youtube Introduction, Paid TrafficTraffic… (Xem thêm: Hướng dẫn kiếm ít nhất 1,000$/ tháng với Clickbank)
– Teespring.com: Platform về bán áo do mình tự thiết kế cực nổi tiếng và rất HOT trong giới MMO thời điểm này. Các cao thủ kiếm hàng chục nghìn đô mỗi tháng, còn cỡ newbie mới vào nghề cũng có khả năng kiếm đủ tiền nuôi sống bản thân khỏi cần đi làm thuê. (Xem: Hướng dẫn kiếm tiền với Teespring từ A đến Z).
– Sunfrog.com: cũng là platform bán áo như Teespring, nhưng công việc của bạn đơn giản hơn đặc biệt với người mới (có thể bán áo có sẵn trên Sunfrog, không cần thiết kế, dễ bán hơn Teespring). Các cao thủ thì không phải bàn, tiền kiếm như nước chảy. Đối với người mới thì đây là platform nên làm đầu tiên, vì newbie không thể bỏ nhiều chi phí thuê thiết kế được (Xem thêm: Hướng dẫn kiếm tiền với Sunfrog từ A đến Z).
– Shareasales: Network cực kỳ nổi tiếng cho anh em MMO muốn tiếp thị liên kết về hosting, các sản phẩm số (digital product), cũng có nhiều thứ khác để bán nữa… rất nên làm (Xem: Làm thế nào để kiếm tiền với Shareasales).
– Commission Junction (CJ): Network này nổi tiếng ngang ngửa Shareasales, nhiều người còn đánh giá nó cao hơn. Bạn có thể quảng bá rất nhiều sản phẩm… (Xem thêm: Kiếm tiền với Commission Junction)
– Peefly: đây là platform về CPA rất nổi tiếng (Xem: Kiếm tiền với CPA)
Mình vừa liệt kê vài Network chính hỗ trợ thẻ Payoneer. Còn nhiều network kiếm tiền khác, bạn có thể tìm đọc qua Google Search, nhưng theo mình, bấy nhiêu đó là đủ. Các network mới thường nhỏ, thiếu uy tín, tuy commission (hoa hồng) cao nhưng rất dễ scam, tốt nhất là cứ bình tĩnh và chờ các cao thủ chuột bạch đã. Bạn nào trường vốn thì không ngại nhá 😉
Hiện tại có network Jvzoo kiếm tiền qua Product Launch rất nổi tiếng nhưng lại không hỗ trợ Payoneer. Tuy nhiên cũng đừng bỏ qua network này, đặc biệt với các newbie mới tham gia MMO. (Xem thêm: Tại sao kiếm tiền với Product Launch lại phù hợp cho người mới bắt đầu?)
Nếu bạn mới tham gia kiếm tiền qua mạng (Make Money Online – MMO) mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì có thể đăng ký theo dõi blog Diều Hâu và tham gia cộng đồng chim chóc này nhé, để được hướng dẫn và hỗ trợ từ A tới Z, từ răng tới cắt tút 😀
[et_bloom_inline optin_id=”optin_3″]
4. Cách rút tiền từ thẻ Payoneer
Bạn có tài khoản, có thẻ thì đương nhiên là bạn rút được tiền rồi:
– Nhanh nhất là ra cây ATM bất kỳ có hỗ trợ rút tiền từ Mastercard, mất chút phí chuyển đổi tiền tệ và phí giao dịch, tính ra 1$ bạn được gần 21k VND (Xem: Phí rút tiền từ Payoneer qua ATM là bao nhiêu?)
– Nhanh thứ hai là thanh toán online luôn cho các việc mua hàng hoá trên mạng như Amazon, eBay… đằng nào bạn kiếm tiền cũng để có tiền tiêu mà :))
– Rút về tài khoản ngân hàng. Việc chuyển đến tài khoản cá nhân không khó khăn gì cả. Payoneer có dịch vụ chuyển tiền nhanh hỗ trợ trên 200 Quốc Gia và 150 ngoại tệ. (Tip: bạn mở 1 tài khoản USD tại ngân hàng ở Việt Nam thì sẽ đỡ bị thiệt về tỉ giá, 1$ đổi ra trên 21k VND)
1 vài hình thức nữa mình không liệt kê ra ở đây. Tuy nhiên, mình thì chạy ra cây ATM rút cho nhanh. Nếu nhiều thì mình chuyển về tài khoản ngân hàng.
5. Cách đăng ký thẻ Payoneer để nhận 25$ MIỄN PHÍ
Nếu bạn gõ trực tiếp payoneer.com lên trình duyệt web thì chắc chắn không được bonus 25$ đâu. Bạn chỉ nhận được 25$ nếu đăng ký qua link từ dieuhau.com bởi mình là thành viên tham gia chương trình RaF của Payoneer.
Tất nhiên, nếu không hoạt động thì bạn sẽ không thấy 25$ xuất hiện trong tài khoản đâu. Bạn cần sử dụng Payoneer, tham gia và nhận tiền từ các network hợp tác với Payoneer (ví dụ: 1 số network mình kể trên như Amazon, Clickbank, Teespring, Sunfrog, Shareasales, Commission Junction…). 100$ không khó kiếm tí nào, kể cả với các bạn mới. Nếu vẫn chưa biết kiếm tiền online như thế nào thì bạn xem thêm bài Cập nhật các hình thức kiếm tiền trên mạng (MMO) năm 2017 hoặc liên hệ với mình tại đây.
Kiểu gì cũng kiếm được tiền thôi nếu làm theo các bài hướng dẫn trên blog Diều Hâu. Thẻ thì đăng ký MIỄN PHÍ, không mất tiền, thẻ được gửi về tận nhà luôn => TỘI GÌ MÀ KHÔNG ĐĂNG KÝ 😀
Các bước làm nhé!
Bước 1: bấm vào nút dưới để đăng ký
Sau khi nhấn vào nút trên, bạn sẽ được chuyển tới trang Payoneer có thông tin như hình dưới. Nhớ là phải thấy chữ Earn $25 nhé, nếu thấy như hình ở đây http://prntscr.com/cf53o0 thì chứng tỏ chưa chuẩn, hãy liên hệ mình để được hỗ trợ.
Bước 2: bấm vào Sign Up & Earn $25, sau đó chọn Prepaid Mastercard như hình http://prntscr.com/cf54p5 rồi bấm Sign Up (Nếu là tiếng Việt thì là chọn Thẻ Mastercard Trả trước như hình http://prntscr.com/cf5d2l rồi bấm Đăng ký).
Bước 3 – Getting Started (Bắt đầu): Điền đủ thông tin họ tên (theo CMND, viết hoa, không dấu), email (chọn email bạn đang sử dụng nhé, đừng điền linh tinh), ngày sinh của bạn http://prntscr.com/cf5eoo rồi bấm Next (tiếng Việt thì bấm vào nút Tiếp sau). Lưu ý: Điền chính xác, điền chuẩn để tránh không nhận được, hoặc bị huỷ nhé.
Bước 4 – Contact Details (Chi tiết Liên hệ): Bạn nhập địa chỉ nơi bạn sinh sống để Payoneer gửi thẻ về (MIỄN PHÍ SHIP nhé).
– Country (Quốc gia): bạn sống ở đâu thì điền ở đó, chắc chủ yếu là Việt Nam.
– Street address (Địa chỉ): Địa chỉ chính xác nơi bạn sinh sống để Payoneer gửi thẻ về. Tốt nhất ghi không dấu, và trên 1 dòng, đừng ghi xuống dòng dưới.
– City (Thành phố): tỉnh/ thành phố nơi bạn sống
– Postal/ Zip code (Mã bưu chính): Hà Nội thì cứ điền 100000, HCM điền 700000, còn muốn chính xác hoặc bạn ở địa phương khác, xem chi tiết Mã Zip Code tại đây nhé.
– Mobile (Di động): bạn điền số điện thoại của mình, bỏ số 0 ở đầu (vì đã có mã +84 của Việt Nam thay cho số 0 rồi). Điền chính xác nhé, vì số điện thoại này để xác nhận đấy.
Sau đó bấm Next (Tiếp sau) để tiếp tục.
Bước 5 – Security Details (Chi tiết Bảo mật): phần này đơn giản thôi http://prntscr.com/cf5kng
– Password (Mật khẩu): từ 7 ký tự trở lên, gồm cả chữ và số là được.
– Security question (Câu hỏi Bảo mật): nếu bạn không rõ tiếng Anh, thì dùng Google Translate hoặc chọn bừa cũng được, chỉ cần nhớ đáp án thôi. Còn nếu đang ở ngôn ngữ tiếng Việt thì đơn giản rồi.
– Security answer (Câu trả lời bảo mật): cần nhớ cái này này, tốt nhất điền luôn thành phố bạn điền phía trên
Sau đó bấm Next (Tiếp sau) để tiếp tục.
Bước 6 – Almost Done (Gần hoàn tất): Bạn cần điền giấy tờ tuỳ thân http://prntscr.com/cf5ni3 trong đó:
- National ID: Chứng minh nhân dân
- Passport: Hộ chiếu
- Driver’s License: Bằng lái xe
Hầu hết đều chọn National ID nên mình hướng dẫn theo http://prntscr.com/cf5ni3
- ID Type: chọn National ID
- Name: theo đăng ký ban đầu, nó sẽ hiển thị tên trước, họ sau theo chuẩn First Name – Last Name của US.
- National ID #: điền chính xác số CMND của bạn
- Country of Issue: Vietnam
- Enter alteralternate shipping address: Bỏ trống. Bạn chỉ điền nếu muốn thẻ được chuyển đến 1 địa chỉ khác địa chỉ đã đăng ký phía trên
- Tích chọn đồng ý cả 3 dòng cuối
Sau đó, bấm Next (Tiếp sau) để hoàn tất.
Bạn sẽ nhận được thông báo như hình http://prntscr.com/cf9do8. Xong phần khai báo.
Bước 6 – Check email: bạn sẽ nhận được email http://prntscr.com/cf9fdx. Payoneer muốn thông báo với bạn rằng bạn đã hoàn thành Step 1 đăng ký.
Bước 7 – Upload Document (CMND): Chờ 1 lúc (tầm 15 – 20 phút), bạn sẽ nhận thêm được mail yêu cầu xác minh CMND như hình http://prntscr.com/cfgp9q. Bấm vào Upload Documents trên mail, chuẩn bị sẵn ảnh chụp mặt trước của CMND rồi up lên như hình http://prntscr.com/cfgq66
- Category: chọn Government Issued Photo ID
- Document Type: chọn National Government ID
- Country: chọn quốc gia bạn làm CMND, ở đây là Vietnam.
Bạn nhấn Select file, tải ảnh CMND lên rồi bấm Submit, chờ 1 lúc như hình http://prntscr.com/cfgshk.
Sau đó, sẽ có thông báo xác nhận đã upload thành công và chờ kiểm duyệt http://prntscr.com/cfgstz
Bước 8 – Check Email Delivery: Sau bước 7 tầm 1-2h, bạn sẽ nhận được mail http://prntscr.com/cfgtud hoặc như 1 số trường hợp thì như thế này http://prntscr.com/cfgu3x.
Bước 9 – Lấy thông tin thẻ: Bạn đăng nhập vào tài khoản,
Lưu ý: Nếu thấy yêu cầu Activate thẻ như hình http://prntscr.com/cfgwaz thì đừng sợ, đây là do bạn chưa nhận được thẻ Mastercard. Khi nào nhận được thư từ Payoneer như hình http://prntscr.com/cfgy8d thì bạn sẽ có thẻ và mã PIN để Activate.
Sau khi đăng nhập, bạn vào phần Receive => Global Payment Service như hình http://prntscr.com/cfgyrv
Phần Global Payment Service sẽ hiện ra với thông tin USD RECEIVING ACCOUNT. Đây chính là thông tin US Bank mà bạn cần điền vào phần thanh toán khi tham gia các Network kiếm tiền trên Internet. Nhớ phần này nhé!
Lưu ý thêm: nếu ở bước 7, bạn không nhận được email yêu cầu Upload Documents để xác nhận CMND thì đến bước 9 này, bạn sẽ thấy phần Upload Documents như hình http://prntscr.com/cfh0qb.
Xong rồi, sau 9 bước, bạn đã có tài khoản Payoneer và bắt đầu sử dụng được rồi. Thẻ thì sẽ mất 1 thời gian tầm 2 tuần – 1 tháng để về nhà, bạn đọc tiếp phần theo dõi tình trạng thẻ nếu sốt ruột, không biết ẻm nó ở lưu lạc phương trời nào rồi nhé.