Bạn có muốn tạo một khóa học online trên WordPress để kinh doanh? Việc bán khóa học dạy những thứ bạn giỏi là một trong những cách kiếm tiền trên mạng. Trong bài viết này, Diều Hâu sẽ hướng dẫn bạn cách tạo và bán khóa học trên WordPress bằng cách sử dụng LearnDash.
Cần gì để tạo và bán khóa học online?
Để bắt đầu, bạn cần những thứ sau:
3 điều trên là những thứ cơ bản để bạn có thể bắt đầu một website wordpress. Sau đó bạn mới có thể tạo những khóa học online.
Bước 1: Tạo Website WordPress
Có rất nhiều nền tảng có thể sử dụng để xây dựng website. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn khuyên dùng WordPress vì những tính năng ưu việt của nó. Hãy đọc bài Hướng Dẫn Tạo Blog Chuyên Nghiệp Cho Người Mới Bắt Đầu để có thể hiểu hơn về cách xây dựng 1 website ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu Xây dựng Website WordPress thực sự tốn bao nhiêu tiền để có những bước chuẩn bị cần thiết.
Bước 2: Cài đặt Plugin LMS LearnDash
LearnDash là plugin LMS tốt nhất cho WordPress. Đây là bộ công cụ tuyệt vời để quản lý và khởi tạo các khóa học online. Đầu tiên, bạn cần phải tải và cài đặt plugin LearnDash. Sau đó vào
LearnDash LMS » Settings, bấm vào LMS License tab để nhập email của bạn và mã kích hoạt. Sau đó bấm nút Update License để lưu cài đặt.
Tiếp thep, chuyển sang tab Paypal Settings để nhập thông in PayPal khi người dùng thanh toán học phí.
Sau đó bấm Save để lưu thông tin. LearnDash cũng hỗ trợ addon Striple và 2Checkout. Bạn có thể cài đặt nếu không muốn dùng PayPal. Sau khi cài đặt xong, LearnDash LMS đã sẵn sàng hoạt động. Bạn có thể bắt đầu tạo khóa học.
Bước 3: Tạo khóa học đầu tiên
LearnDash giúp mọi thao tác tạo và quản trị khóa học trở nên vô cùng tiện lợi. Đầu tiên, vào LearnDash LMS » Courses, bấm nút Add New để vào màn hình Add New Course.
Tại đây, bạn nhập vào tên khóa học cùng phần mô tả chi tiết. Bạn cũng óc thể nhập vào categories/tag hoặc hình ảnh thumbnail để nội dung được sinh động hơn.
Bên dưới phần mô tả khóa học, sẽ có ô course option, đây là nơi bạn sẽ thiết lập các chi tiết như khóa học mở hay đóng, thu phí, miễn phí.
Sau khi đã hoàn tất, bấm nút save để lưu hoặc publish để đăng khóa học, bạn có thể bấm nút preview để xem lại có cần chỉnh sửa gì không.
Lưu ý: Bạn không thể thấy nút “Take This Course” khi đang đăng nhập bằng tài khoản admin. Để xem được thực tế nội dung khóa học, bạn có thể đăng nhập bằng chế độ incognito của browser.
Bước 4: Thêm nội dung cho khóa học
Sau khi đã tạo khóa học, việc tiếp theo là thêm nội dung cho chúng. LearnDash cho phép bạn tạo các khóa học với độ tương tác cao. Vào LearnDash LMS » Lessons, sau đó bấm nút Add New phía trên.
Đầu tiên, nhập tên khóa học và sau đó là nội dung. Bạn có thể thêm text, hình ảnh, video cùng nhiều nội dung khác. Bên dưới ô lesson editor, bạn có thể thêm bài giảng nay` vào khóa học thông qua menu Associated Course.
Bạn cũng có thể cài đặt khóa học này có yêu cầu làm bài tập hay không, tiến độ khóa học cùng thời gian khóa học. Sau khi chỉnh sửa xong, bấm publish để đăng bài giảng lên. Bài giảng của bạn sẽ tự động xuất hiện trong trang của khóa học bên dưới phần chi tiết. Bạn lặp lại các bước này để thêm các bài giảng khác.
Bạn cũng có thể chia nhỏ 1 bài giảng thành nhiều chủ đề khác nhau. Vào LearnDash LMS » Topics và bấm nút Add New để thêm chủ đề. Tạo chủ đề cũng giống như tạo một bài giảng, thay vì bài giảng nằm trong khóa học thì chủ đề sẽ nằm trong bài giảng
Bước 5: Thêm phần kiểm tra và bài tập về nhà cho khóa học
LearnDash có đầy đủ công cụ giao bài tập và câu hỏi kiểm tra, cho phép khóa học của bạn trở nên thực tế và có tính tương tác cao hơn với học sinh. Bạn có thể tạo câu hỏi và bài tập yêu cầu học sinh hoàn thành trước khi sang bài giảng tiếp theo, cũng như bạn có thể kiểm tra lại bài tập và gửi đánh giá cho học sinh.
Tạo câu hỏi kiểm tra trong LearnDash
Để thêm câu hỏi kiểm tra, vào LearnDash » Quizzes bấm Add New Button.
Đầu tiên bạn cần thêm tựa đề và mô tả cho câu hỏi kiểm tra, sau đó vào bảng associate để phân loại bài kiểm tra.
Phần cài đặt mặc định thường rất chuẩn cho hầu hết các trường hợp nên bạn không cần phải chỉnh sử nhiều. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tùy chỉnh thêm nếu muốn.
Sau khi hoàn thành, bấm Save hoặc Publish. Bạn có thể chuyển sang tab Questions và bấm Add Question để thêm câu hỏi.
Ở màn hình thêm câu hỏi mới, LearnDash cho phép bạn thêm loại câu hỏi như trắc nghiệm hay luận văn. Bạn cũng có thể thêm nhiều câu trả lời cho câu hỏi, hoặc thêm phần hiển thị đáp án. Tùy vào lựa chọn của bạn mà phần câu hỏi sẽ được hiển thị ở mục bài giảng hay chủ đề con.
Kích hoạt phần bài tập về nhà trong LearnDash
Bạn có thể thêm phần bài tập về nhà bằng cách chỉnh bài giảng vào vào phần options để thiết lập cài đặt.
Sau đó, nhập vào các hướng dẫn cho bài tập và bấm nút Upload. Bạn có thể xem lại bằng cách vào LearnDash LMS » Assignments.
Tại đây, bạn có thể edit hoặc phê duyệt cũng như thêm lời bình luận cho các bài nộp của học viên.
Bước 6: Chứng nhận khóa học
LearnDash cho phép bạn tự động gửi chứng nhận cho khóa học sau khi học viên đã hoàn thành. Tuy nhiên thao tác này đòi hỏi bạn một chút kiến thức HTML.
Đầu tiên, bạn cần một file ảnh chứng chỉ, đây là ảnh nền bạn tùy chọn. Bạn có thể tìm ảnh chứng chỉ tại các trang như Canva, sau đó xóa hết chữ và download về máy.
Tiếp đến, vào LearnDash LMS » Certificates và bấm nút Add New.
Tại màn hình này, bạn cần chỉnh ảnh vừa down về làm hình nền cho chứng chỉ khóa học, sau đó bấm Save, bạn sẽ thấy ảnh khóa học nằm ở back ground của visual editor, giờ bạn có thể nhập vào nội dung được in trên chứng chỉ.
Để nhập tên học viên vào khóa học. Bấm vào biểu tượng LearnDash trong phần editor để thêm tên học viên. Sau khi đã chỉnh xong, bạn đã có thể publish chúng chỉ. Tiếp theo, bạn cần vào lại phần câu hỏi kiểm tra mà bạn đã đăng từ trước, vào phần Quiz để liên kết chứng chỉ với phần câu hỏi kiểm tra sau khi đã hoàn thành.
Bấm Save. Như vậy người dùng sau khi hoàn tất khóa học và các bài kiểm tra sẽ có thể in được chứng chỉ hoàn thành.
Kết luận
Như vậy là bạn đã biết cách xây dựng một khóa học online trên WordPress rồi đó. LearnDash tương thích với các nền tảng eCommerce của WordPress như WooCommerce rất mượt. Plugin cũng có thể hoạt động trong cửa hàng điện tử. Không những vậy LearnDash còn hoạt động tốt với MemberPress, là plugin quản lý thành viên tốt nhất cho WordPress, cho phép bạn không những bán khóa học online mà còn có thể quản lý danh sách học viên một cách hiệu quả với những bộ hỗ trợ tuyệt vời.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy bấm like và share nhé!
thank ad nhiều nha, bài viết rất hay
Mình là một giáo viên nay đã 38 tuổi mới bắt đầu học làm web bằng wordpress. Mình muốn sở hữu một trang web học tập trực tuyến, và viết blog. Bạn giúp mình nhé
Chào bạn, để làm được một website viết blog và học trực tuyến bạn sẽ cần hosting và 1 theme về hỗ trợ học trực tuyến. Hiện tại có rất nhiều theme làm việc này nhưng mình vẫn chưa rõ bạn định làm sâu đến mức nào. Nếu có thể bạn đưa ra yêu cầu kỹ hơn 1 chút về website học trực tuyến, mình sẽ hỗ trợ. Cảm ơn bạn nhiều
1 trang khóa học đơn giản, có code giảm giá, bảo mật bài giảng tốt thì dùng theme gì ạ.
Anh có thể cho em một số tên theme hỗ trợ ko ạ
Chào bạn, để làm 1 trang như vậy thì bạn cần một theme về khóa học trực tuyến. Ở đây mình xin giới thiêu một vài sản phẩm tốt như: WPLMS Learning Management System for WordPress, Education Theme Education WordPress Theme | Education WP Edubase Course, Learning, Event WordPress Theme Univero | Education LMS & Courses WordPress Theme University – Education, Event and Course Theme Tất cả những theme này đều được bán trên Themeforest. Nên bạn lên đó search sẽ ra và xem demo nhé. Nếu bạn muốn mua với mức giá ưu đãi hơn thì liên hệ với… Đọc thêm »
Chào Duy Anh,
Cám ơn bài viết của bạn về cách tạo dựng trang web học trực tuyến. Mình có sẵn bộ Betheme trong đó có theme này : https://themes.muffingroup.com/be/school/. Thì có phù hợp để tích hợp 1 Learndash để xây dựng ko bạn ?
Chào bạn, mình chưa tích hợp learndash với betheme, đặc biệt là với cái demo đó nên không thể tư vấn được cho bạn trong trường hợp này. Bạn có thể nghiên cứu sâu hơn trong trang của nhà sản xuất. Mình thử tìm qua thì thấy Learndash có vẻ phù hợp với Astra theme hơn https://www.learndash.com/wpastra-theme-for-learndash/
Cảm ơn bạn Duy Anh nhiều nhé, mình đang tìm hiểu cách sử dụng LearnDash 🙂
Anh ơi. Em chuẩn bị xây dựng website E-learning. Em muốn tích hợp thanh toán thẻ nội địa thì làm như thế nào ạ. Các theme có hỗ trợ không ạ
Mình cần tìm 1 theme tương thích với plugin Live Composer để kéo thả khi tạo trang hoặc bài viết.. Bạn có thể tư vấn giúp mình 1 theme được không.
Thanks bạn..
Chào bạn, plugin này mình cũng chưa dùng bao giờ nên không rõ lắm, tuy nhiên bạn nên chọn những theme không có builder để tránh bị lỗi. Nên trong trường hợp này, bạn thử dùng theme Astra xem sao.
Chào bạn Duy Anh, mình cũng là giáo viên mình dùng wordpress lâu rồi để làm tran thông tin thường xuyên cho học sinh. Mình nhờ bạn tư vấn một công cụ tạo bài kiểm tra trực tuyến mà có thể import câu hỏi từ MS Word được và công bố kết quả bài kiểm tra. Trang của mình miễn phí chứ không thu tiên nên không dùng những plugin tạo khóa học phức tạp. Cám ơn bạn!
Bạn thao khảo plugin này nhé, nó miễn phí và khá dễ dàng. https://wordpress.org/plugins/wp-quiz/. Còn import được từ Word thì khả năng cao là không.
Anh có thể hỗ trợ em làm 1 wed về học trực tuyến được không ạ?
Theo mình bạn nên dùng 1 theme đầy đủ chức năng về giáo dục sẽ dễ hơn như eduma hoặc edumodo
Nếu muốn kiểu như vầy https://www.deloitteifrslearning.com/ thì có sài WordPress được không Diều Hâu?
Dĩ nhiên rồi, bạn có thể làm mọi thứ với WordPress
nhưng giờ mình hoàn toàn lính mới tò te, đang đọc từng bài của Diều Hâu :))). Nếu được, chỉ giùm mình các bước cơ bản phải làm để mình có định hướng ngâm cứu 😎 Mình đang muốn làm thử một trang học tiếng anh kế toán trực tuyến, nếu ổn thì mình mới dám đầu tư làm một trang đẹp đẽ.
Sau khi có cái domain free này english4accountingclub.tk thì cần làm gì để tạo ra được cái web nhỉ:oops:
hosting + domain nhé bạn.
mình hiểu bài viết của bạn, mình muốn hỏi là video đưa trực tiếp lên web vậy thì nên mua host như thế nào hay chỉ nên nhúng video từ nền tảng youtube…v.v. vào. Và với 2 trường hợp đưa video lên web như vậy thì có plugin nào hay cách nào để chống download. Mình cảm ơn
Bạn không nên upload video lên hosting của bạn nhé. Bạn xem thêm bài viết này: https://dieuhau.com/ly-do-ban-khong-nen-tu-host-video-cua-chinh-minh/. Để bảo mật video thì đây là vấn đề rất phức tạp, không hề đơn giản tuy nhiên ở mức cơ bản thì bạn có thể dùng các host như vimeoPro, wista, sproutvideo hoặc S3MediaVault
Mình muốn tìm 1 bạn thiết kế web đào tạo các khóa học Online. Thiết kế riêng cho bên mình. Admin hay có bạn nào có thể làm. Xin liên hệ với mình. Hải: 0912177625
Xin chào bạn, hiện bên mình không nhận các dự ngoài bạn thông cảm nhé. Bạn thử lên các group về WordPress xem có người nhận không nhé.
Cảm ơn anh vê bài viết, em vào đăng ký LearnDash thì thấy có 2 cách là WordPress Plugin và Full site, anh có thể cho em biết sự khác biết giữa hai lựa chọn này được không ạ?