Lịch sử phát triển hệ điều hành trên smartphone OnePlus: từ Cyanogen đến Oxygen OS

Nhân dịp phiên bản OxygenOS 11 mới được ra mắt gần đây, chúng ta cùng nhìn lại chặng đường phát triển của các phiên bản hệ điều hành trên smartphone OnePlus.

Ngay sau khi hệ điều hành Android 11 được tung ra, OnePlus đã nhanh chóng cập nhật bản OxygenOS 11 cho các mẫu smartphone của mình. Bản cập nhật này cung cấp các tính năng mới nhất của Android 11, kết hợp với một số tùy chỉnh riêng của OnePlus. Tuy nhiên, công ty đến từ Trung Quốc không phải lúc nào cũng kiểm soát chặt chẽ chất lượng và hiệu suất của các bản cập nhật phần mềm trên những chiếc smartphone. Trên thực tế, phần mềm của OnePlus bắt đầu gắn liền với những bản ROM tùy chỉnh vào năm 2014.

Cyanogen OS – Một làn gió mới trong thế giới Android

OnePlus One, mẫu smartphone đầu tiên của công ty Trung Quốc được trình làng cùng với hệ điều hành Cyanogen OS. Đây là một phiên bản được phát triển bởi CyanogenMod, công ty với những bản ROM tùy chỉnh nổi tiếng trong giới Android, với mục đích thương mại.

Việc thương mại hóa dự án với tên gọi Cyanogen OS đã gây ra một số tranh cãi trong cộng đồng người dùng Android vì điều này sẽ làm mất đi bản chất của những bản ROM tùy chỉnh. Tuy vậy, điều này có lẽ là cần thiết để đảm bảo sự hỗ trợ tốt cho các thiết bị chọn Cyanogen làm hệ điều hành chính như OnePlus One và một số mẫu smartphone khác về sau.

Lịch sử phát triển của hệ điều hành trên smartphone OnePlus: từ Cyanogen đến Oxygen OS

Vậy tại sao OnePlus lại sử dụng Cyanogen OS cho chiếc smartphone đầu tiên của mình? Lý do là bởi hệ điều hành này mang lại một trải nghiệm gần giống với Android thuần của Google. Ngoài ra, Cyanogen OS còn cho một hiệu suất cao, đa dạng các theme (chủ đề), sử dụng thanh điều hướng bên trong màn hình thay vì nút điều hướng vật lý, công cụ chỉnh sửa âm thanh “cực chất” AudioFX và một số tính năng nổi bật khác.

Lịch sử phát triển của hệ điều hành trên smartphone OnePlus: từ Cyanogen đến Oxygen OS

Vào thời điểm đó, Samsung và các nhà sản xuất smartphone lớn khác đã cung cấp một giao diện khá nặng, với nhiều tùy biến sâu bên trong hệ thống. Chính vì vậy, việc OnePlus One sử dụng Cyanogen OS có thể được xem là “một làn gió mới” trong kỷ nguyên của những giao diện người dùng “cồng kềnh”. Bên cạnh đó, mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng người dùng ROM tùy chỉnh đã khiến chiếc OnePlus One được đón nhận tích cực.

Mặc dù vấp phải một số ý kiến trái chiều ban đầu, song hệ điều hành Cyanogen OS đã được sử dụng trên một số mẫu điện thoại thông minh khác, bao gồm Wileyfox Swift và Lenovo ZUK Z1. Nhận thấy được tiềm năng của Cyanogen, Microsoft cùng một số công ty lớn khác đã từng có ý định đầu tư vào công ty phần mềm này với tham vọng làm suy yếu quyền kiểm soát của Google với Android, theo một số tin đồn.

Thế nhưng, trái lại với tham vọng ấy, Cyanogen đã buộc phải dừng hoạt động vào cuối năm 2016 vì lý do khó khăn về tài chính, đồng nghĩa với việc chiếc OnePlus One đã không còn được hỗ trợ cập nhật các phiên bản mới nhất của Cyanogen OS. Một số ý kiến khác còn cho rằng, hệ điều hành Cyanogen không được ưa chuộng nhiều là bởi nó yêu cầu các hãng smartphone phải loại bỏ Android cũng như các dịch vụ do Google cung cấp.

OnePlus cũng phải chịu đựng một số tranh cãi ở Ấn Độ, khi để ​​Micromax giành quyền truy cập độc quyền vào Cyanogen OS với tư cách là khách hàng của OnePlus. Điều này cuối cùng đã thúc đẩy OnePlus tiến hành phát triển phần mềm của riêng mình, với tên gọi là Oxygen OS. Nhưng trước Oxygen OS, OnePlus đã từng có một hệ điều hành riêng mang tên Hydrogen OS

Hydrogen OS: Nền móng cho Oxygen OS sau này

Ai cũng biết rằng cả 3 thương hiệu smartphone Trung Quốc: Oppo, OnePlus, Vivo đều thuộc một công ty mẹ có tên BBK Electronics. Điều này cũng đồng nghĩa cả 3 cái tên này đều có thể chia sẻ tài nguyên, nhân lực và công nghệ cho nhau. Đôi khi, sản phẩm của OnePlus, Oppo hay Vivo lại “học hỏi” nhau về kiểu dáng, tính năng hay phần mềm. Dẫu vậy, OnePlus vẫn quyết tâm tạo cho mình một bản sắc riêng.

Và hệ điều hành có tên Hydrogen OS (dành cho chiếc OnePlus One nói riêng và các thiết bị OnePlus sau này tại thị trường Trung Quốc) được ra đời. Đây là một phiên bản beta đã có sẵn cho OnePlus One trước khi OnePlus 2 xuất hiện vào giữa năm 2015.

Lịch sử phát triển của hệ điều hành trên smartphone OnePlus: từ Cyanogen đến Oxygen OS

Phiên bản beat đầu tiên của Hydrogen OS đầu tiên gây khá nhiều tranh cãi khi không có app drawer (ngăn ứng dụng) riêng biệt và thiếu rất nhiều tính năng được yêu thích có trong phiên bản quốc tế. Tuy nhiên, hệ điều hành này có bao gồm một cửa hàng ứng dụng cho phép người dùng có thể tải các ứng dụng bên ngoài hệ sinh thái của Google và một số ứng dụng nội bộ khác.

Hydrogen OS nhìn chung vẫn là phiên bản dành riêng cho thị trường Trung Quốc, áp dụng cho một số mẫu smartphone OnePlus thế hệ trước. Nhưng kể từ sau năm 2016, Hydrogen và Oxygen OS cuối cùng đã hợp nhất để thuận tiện cho quá trình cập nhật.

Chật vật với Oxygen OS 1.0 và 2.0

Có thể nói OnePlus đã tung ra quá nhiều hệ điều hành khác nhau với chiếc điện thoại đầu tiên của mình. Mọi thứ thậm chí còn trở nên phức tạp hơn khi Oxygen OS 1.0 được tung ra cho OnePlus One vào tháng 4 năm 2015. Và trớ trêu thay, ngay cả chủ sở hữu OnePlus One cũng phải cài đặt hệ điều hành mới theo cách thủ công.

https://www.youtube.com/watch?v=Tn4hHhIHLxk&feature=emb_title&ab_channel=OnePlus

Điều này cho thấy hệ điều hành Oxygen OS 1.0 chắc chắn không dành cho tất cả mọi người. Hệ điều hành này học hỏi rất nhiều từ ColorOS (hệ điều hành trên smartphone của Oppo) lẫn Cyanogen OS, với giao diện gần như thuần Google, menu cài đặt nhanh và các thao tác khởi chạy ứng dụng.

Lịch sử phát triển của hệ điều hành trên smartphone OnePlus: từ Cyanogen đến Oxygen OS

Mãi cho đến khi OnePlus 2 ra mắt, Oxygen OS mới có phiên bản chính thức. Mẫu smartphone mới của OnePlus ở thời điểm bấy giờ chạy Oxygen cho bản quốc tế và Hydrogen OS cho Trung Quốc. Thế nhưng, do thời gian phát triển quá ngắn dẫn đến các bản dựng Oxygen OS ban đầu gặp một số lỗi nhất định. Các ứng dụng bị treo và đóng băng xảy ra “như cơm bữa”. Đây là một lỗi đáng chú ý của trải nghiệm ban đầu.

Mặc dù Oxygen OS 2 chỉ dựa trên Lollipop, hệ điều hành này vẫn có những điểm cộng nổi bật khi đã đi trước Android, cho ra mắt Chế độ tối (Dark Mode) chuyên dụng và Cấp quyền ứng dụng (App Permissions). Phần mềm cũng có các phím điều hướng trên màn hình, phím tắt cử chỉ. OnePlus chắc chắn muốn giữ lại một số tính năng nổi bật từ hệ điều hành Cyanogen, nhưng thực sự nó vẫn chưa mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

Lịch sử phát triển của hệ điều hành trên smartphone OnePlus: từ Cyanogen đến Oxygen OS

Oxygen OS 3.0: Bản nâng cấp gần như hoàn hảo

May mắn thay, OnePlus đã nhanh chóng bắt tay vào việc cải thiện Oxygen OS. Và thành quả đã đến với chiếc OnePlus 3 cùng Oxygen OS 3.0. Các tính năng chính trên hệ điều hành này không thay đổi quá nhiều, nhưng đã xuất hiện những tùy chỉnh sâu bên trong hệ thống của OnePlus. Các phím tắt chức năng tiện lợi, hình nền có thể thay đổi linh hoạt và các widget của Shelf cũng rất tiện lợi. Có thể nói, OnePlus gần như đã hoàn thiện trải nghiệm người dùng của hệ điều hành Oxygen OS.

Oxygen OS 4.0 và 5.0: Đánh dấu bản sắc riêng của OnePlus về phần mềm

Nếu như ba phiên bản đầu tiên của Oxygen được xem là lấp lại khoảng trống do Cyanogen OS để lại, thì Oxygen OS 4.0 và 5.0 lại đánh dấu một bước ngoặt của OnePlus.

Không chỉ khắc phục được các lỗi vặt, Oxygen OS 4.0 còn được nhiều người dùng ưa thích bởi có nhiều tính năng hữu ích khác như chế độ đọc sách, bộ lọc ánh sáng xanh, chế độ không làm phiền và một số thay đổi về thiết kế, vẫn giữ lại tính năng Dark Mode. Oxygen OS dù vẫn giữ phong cách Android gốc, nhưng nó đã có những tùy chỉnh cụ thể hơn, gây ấn tượng sâu sắc với người dùng.

Lịch sử phát triển của hệ điều hành trên smartphone OnePlus: từ Cyanogen đến Oxygen OS

Oxygen OS 5.0 dựa trên Android 8.0 Oreo tiếp tục phát huy những thế mạnh vốn có từ bản 4.0. Nhưng nó đã cung cấp các cử chỉ điều hướng mới theo kiểu iPhone, chế độ Trò chơi (Gaming mode) được cải tiến hơn, Ứng dụng kép (cho phép người dùng cài thêm một bản sao của một ứng dụng bất kỳ, rất hữu ích với các ứng dụng mạng xã hội khi người dùng có nhiều tài khoản), Mở khóa bằng khuôn mặt và nhiều tinh chỉnh trong giao diện người dùng hơn. Ứng dụng camera cũng nhận được nhiều ý kiến tích cực từ người dùng khi được tích hợp thêm bộ chỉnh sửa ảnh/video thuận tiện.

Lịch sử phát triển của hệ điều hành trên smartphone OnePlus: từ Cyanogen đến Oxygen OS

Chính những thay đổi nhỏ của OnePlus qua mỗi bản cập nhật phần mềm đã giúp Oxygen OS vươn lên từ một hệ điều hành yếu kém trở thành một trong những hệ điều hành tốt nhất trong giới smartphone Android.

Oxygen OS 9.0 và 10: Ngày càng hiện đại hơn

Sau phiên bản 5.0, Oxygen OS đã lên hẳn bản 9.0 cùng với sự ra mắt của mẫu OnePlus 6T. Oxygen OS 9.0 đang mang lại một giao diện người dùng mới, khá giống với Android 9.0 Pie của Google. Bên cạnh đó, phiên bản thứ 9 của Oxygen OS nổi bật với các tính năng như Adaptive Battery (sử dụng AI để theo dõi hoạt động của người dùng trên smartphone, từ đó điều chỉnh hiệu suất kéo dài thời lượng pin), các cử chỉ điều hướng mới, chế độ Không làm phiền và chế độ Trò chơi 3.0 được cải tiến hơn rất nhiều.

Đặc biệt, Oxygen OS 9.0 còn giải được bài toán “nghiện smartphone” của người dùng với tính năng Zen Mode. Khi kích hoạt, tính năng này sẽ khóa mọi hoạt động của smartphone ngoại trừ các cuộc gọi đến, cuộc gọi khẩn cấp và camera trong vòng 20 phút. Dark Mode 2.0 cũng là một điểm nhấn đáng chú ý bởi tính năng này sẽ tự động chuyển sang giao diện tối cho các ứng dụng bên thứ 3.

Lịch sử phát triển của hệ điều hành trên smartphone OnePlus: từ Cyanogen đến Oxygen OS
Oxygen OS 10 với nhiều điểm cải tiến.

Sang đến phiên bản thứ 10, OnePlus tiếp tục giới thiệu một thiết kế giao diện UI khác, quyền truy cập vị trí được nâng cao và biểu tượng Quick Settings mới. Oxygen OS 10 thiết kế lại giao diện của chế độ Không gian trò chơi (Game Space) và tính năng chặn tin nhắn cũng thông minh hơn.

Từng bước cải thiện nhỏ như vậy, OnePlus đã tạo ra một phiên bản Android mang cảm giác rất riêng, khác hơn so với thời Cyanogen hoặc thậm chí những ngày đầu tiên của Oxygen OS.

Oxygen OS 11: Thay đổi với nhiều tính năng nổi bật

OnePlus đã có những sự thay đổi đáng chú ý hơn với Oxygen OS 11 (dựa trên Android 11). Ở phiên bản 11 này, công ty smartphone Trung Quốc đã bổ sung tính năng màn hình Always on Display (màn hình luôn bật) mới, điều mà các smartphone OnePlus thế hệ trước chưa từng có.

OnePlus cũng đã tinh chỉnh cho chế độ tối và thiết kế lại giao diện UI giúp người dùng dễ dàng sử dụng bằng một tay. Ngoài ra, Oxygen OS 11 mang lại một giao diện tuỳ chỉnh mới dành cho ứng dụng Thư viện ảnh, khác với kiểu Android thuần của các bản Oxygen OS cũ hơn.

Lịch sử phát triển của hệ điều hành trên smartphone OnePlus: từ Cyanogen đến Oxygen OS

Dù nhận được nhiều ý kiến tích cực từ phía người dùng, song phiên bản hệ điều hành mới nhất của OnePlus cũng bị một bộ phận người dùng thích Android thuần chỉ trích rằng giao diện mới không đẹp hơn so với những bản Oxygen OS trước. Thậm chí, một vài người còn cho rằng sự thay đổi của Oxygen OS còn không ấn tượng bằng One UI của Samsung.

Nhưng trên thực tế, OnePlus đã xây dựng bộ tính năng của riêng mình qua từng phiên bản và ngày càng hoàn thiện nó hơn. Không thể phủ nhận được rằng, giao diện One UI của Samsung rất đẹp, nhiều tính năng hay. Tuy nhiên, Oxygen OS cũng có nhiều điểm cộng về độ mượt mà cũng như ổn định hơn khi dùng lâu dài.

Một tương lai đầy hứa hẹn dành cho OnePlus

OnePlus đang có nhiều tham vọng hơn trong tương lai và Oxygen OS là một phần cốt lõi trong chiến lược của công ty. Mặc dù cách tiếp cận tùy chỉnh sâu hệ điều hành Android chắc chắn sẽ gây ra tranh cãi, nhưng việc nghiên cứu, phát triển những tính năng cho hệ điều hành của riêng mình đã là một phần trong chiến lược của OnePlus trong nhiều năm gần đây.

Điện thoại thông minh và phần mềm OnePlus đã trải qua một chặng đường dài đầy chông gai kể từ lần thử nghiệm ban đầu với Cyanogen OS. OnePlus đã khởi điểm từ những bản ROM tùy chỉnh cho đến các thử nghiệm với Hydrogen OS và cuối cùng là đạt đến đỉnh cao với một Oxygen OS giàu tính năng, vượt trội so với Android trong những năm gần đây. OnePlus có thể chưa thực sự cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất, nhưng các phiên bản Oxygen gần đây đã, đang và sẽ hoàn thiện hơn.

Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments