Windows 10 ngày càng trở nên phổ biến bất kể một số lời phê bình về các tính năng có khả năng xâm phạm tới quyền riêng tư. Cortana, mặc dù đôi khi rất hữu ích nhưng lại tìm kiếm quá sâu vào thông tin cá nhân người dùng, đây không phải thứ gì đó quá lạ lẫm, các trợ lý ảo khác cũng làm như vậy.
Chưa hết, Windows 10 có nhiều tính năng chia sẻ, phản hồi và quá trình liên lạc tự động (telemetry) được tích hợp nhằm chia sẻ thông tin người dùng với các bên khác. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta để không muốn quyền riêng tư bị xâm phạm cũng như phải kiểm soát được các dữ liệu cá nhân đấy.
Đó là lý do tại sao trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ các mẹo và thủ thuật khác nhau để giúp bạn vô hiệu hóa việc bị theo dõi dữ liệu, lấy lại quyền riêng tư và tự kiểm soát dữ liệu của mình trong Windows 10.
Tắt các quảng cáo
Windows 10, giống như hệ điều hành Android và iOS. Sẽ hiển thị quảng cáo trong các ứng dụng cũng và trên các website.
Các cookie sẽ theo dõi người dùng ở mọi nơi trên web, nhờ đấy mà Microsoft sẽ hiển thị các quảng cáo được cá nhân hóa.
May mắn là người dùng chúng ta có một tùy chọn để vô hiệu hóa các quảng cáo này và lại giữ liệu của mình ở chế độ riêng tư.
Các bạn làm như sau:
- Nhấp vào Start, sau đấy đi tới Settings » Privacy » General » Change privacy options.
- Tắt “Let apps use my advertising ID for experience across apps“. (Cho phép sử dụng ID quảng cáo để tăng cường trải nghiệm trong các ứng dụng)
Từ chối các quảng cáo được cá nhân hoá
Microsoft chỉ định một ID quảng cáo độc đáo, ẩn danh và dễ dàng với tất cả người dùng.
ID này được sử dụng để theo dõi hành động trên website và giúp những nhà quảng cáo hiển thị được những quảng cáo chính xác về sở thích của bạn trên internet.
Tuy nhiên, hãy thực hiện các bước sau để ngăn chặn việc theo dõi trên web cũng như các dữ liệu khác trong trình duyệt:
- Mở link này trong mỗi trình duyệt: http://choice.microsoft.com/en-us/opt-out.
- Tắt hai tùy chọn sau trong mỗi trình duyệt: “Personalized ads in this browser” (Quảng cáo được cá nhân hóa trong trình duyệt này) và “Personalized wherever I use my Microsoft account“. (Cá nhân hóa quảng cáo bất cứ lúc nào tôi sử dụng tài khoản Microsoft của mình).
Lưu ý: Hãy nhớ bật cookie cũng như tắt trình chặn quảng cáo, nếu không tuỳ chọn trên sẽ không hoạt động.
Vô hiệu hoá Cortana và tìm kiếm trên thanh taskbar
Cortana cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau nhưng lại thu thập nhiều dữ liệu nhằm cung cấp các đề xuất cho người dùng.
Nếu các bạn không muốn sử dụng các dịch vụ như vậy cũng như không thích việc dữ liệu cá nhân của mình bị tiếp cận, hãy làm theo các bước sau:
- Mở Cortana. Chuyển tới Settings.
- Tắt tất cả các tùy chọn hiển thị trong Settings nhưng không giới hạn “Hey Cortana“, “My device history“, và “My search history“.
Lưu ý: Các bạn không thể tối ưu tính năng thông minh của Cortana nếu như tắt các tính năng trên.
Quản lý những thứ Cortana biết
Microsoft lưu trữ tất cả các thông tin thu thập từ người dùng trong các ứng dụng của hệ điều hành này.
Khác với những gì mà mọi người nghĩ, việc tắt Cortana sẽ không xóa được những thông tin cũ đã được lưu lại trên đám mây.
Tuy nhiên, có một tùy chọn để xóa dữ liệu đã lưu mà các bạn dễ dàng thực hiện được như sau:
- Mở Cortana. Chuyển tới Settings » “Change what Cortana knows about me in the cloud“.
- Cuộn xuống dưới cùng của cửa sổ mới và nhấp vào nút Clear.
- Nhấp vào các link sau để xóa lịch sử tìm kiếm, mục yêu thích và các thứ khác như: “Bing Maps“, “Search History page” và “the notebook connected services page“.
- Trong cửa sổ Cortana, nhấn vào biểu tượng Notebook và đi tới Permissions.
- Click vào liên kết “Manage everything Cortana can see and use” và tắt các tùy chọn này: “Location“, “Contacts, email, calendar, & communication history” và “Browsing history“.
- Nhấp vào link “Speech, inking, & typing privacy settings“.
- Trong cửa sổ mới, phía dưới “Getting to Know You“, nhấn vào “Stop Getting to Know Me“.
Vô hiệu hoá Wifi Sense
Lúc đầu, Microsoft tạo ra Wi-Fi Sense để người dùng chia sẻ mật khẩu wifi với bạn bè. Nhưng giờ đây tính năng chia sẻ mật khẩu đã bị vô hiệu hóa.
Chức năng hiện tại của Wi-Fi Sense là đề xuất và kết nối với các Wi-Fi hotspot trong phạm vi xung quanh người dùng sử dụng các thông tin thu thập được.
Nếu bạn muốn vô hiệu tính năng này để bảo mật mạnh hơn, chỉ cần làm theo các bước sau:
- Nhấp vào Start. Chuyển tới Settings » Network & Internet » Wi-Fi.
- Trong Wi-Fi Sense, tắt tùy chọn “Connect to suggested open hotspots“
Lưu ý: Nếu bạn muốn ngăn không cho người dùng Wi-Fi Sense kết nối với mạng Wi-Fi của mình, hãy thêm “_optout” vào SSID.
Ví dụ: nếu là “mynetwork“, thì hãy đổi thành “mynetwork_optout“.
Tắt đồng bộ OneDrive
Microsoft OneDrive là một dịch vụ lưu trữ đám mây được tích hợp trong Windows 10.
Dịch vụ này sẽ giúp việc lưu trữ và chia sẻ file dễ hơn từ các thiết bị khác nhau. Nhưng OneDrive sẽ sao lưu tất cả dữ liệu người dùng nếu được kích hoạt.
Đây là lý do tại sao tốt hơn để tắt dịch vụ này đi nếu bạn không thích sử dụng Onedrive làm công cụ lưu trữ của mình.
Các bạn tắt đồng bộ như sau:
- Trong khay hệ thống, nhấn vào mũi tên có mặt hướng lên về phía bên phải.
- Bấm chuột phải vào biểu tượng ứng dụng OneDrive. Chọn Settings.
- Bỏ tích hai tùy chọn: “Start OneDrive automatically when I sign in to Windows” và “Let me use OneDrive to fetch any of my files on this PC“.
- Nhấn OK để lưu lại cài đặt.
Quản lý tùy chọn quyền riêng tư (Privacy Options)
Có một số tính năng khi người dùng sử dụng cũng tự động gửi dữ liệu tới Microsoft khi truy cập URL, dùng bàn phím on-screen, sử dụng ứng dụng, v.v.
Tắt các tính năng “không mấy quan trọng” này, chúng sẽ chỉ ảnh hưởng một chút tới trải nghiệm người dùng, nên việc tắt đi là cần thiết nhằm tăng tính riêng tư của người dùng trên Windows 10.
Cách làm như sau:
- Nhấn vào nút Start. Đi tới Settings » Privacy » General.
- Trong Change privacy options, tắt hai tùy chọn sau: “Send Microsoft info about how I write to help us improve typing and writing in the future” và “Let websites provide locally relevant content by accessing my language list“.
- Tắt tất cả các tính năng được liệt kê như Máy ảnh, Microphone, Danh bạ, Lịch, v.v.
Tùy chỉnh Microsoft Edge
Microsoft Edge có tính năng tự động thu thập dữ liệu người dùng như quét URL đã nhập, dự đoán từ, tích hợp Cortana để cá nhân hóa các kết quả tìm kiếm và những tính năng khác.
Các tính năng này sẽ tăng tốc trình Edge và nâng cao trải nghiệm tổng thể.
Mình đề nghị tắt hết chúng đi nếu Edge không phải là trình duyệt chính mà bạn sử dụng. Dưới đây là các bước để vô hiệu hóa các tính năng trong Edge:
Mở Edge. Nhấp vào biểu tượng Menu (ba dấu chấm) ở trên cùng, bên phải.
- Chọn Settings > View Advanced Settings.
- Trong cửa sổ mới, tắt “Use Adobe Flash Player”.
- Trong quyền riêng tư và dịch vụ (Privacy and services), hãy tắt các phần sau:
- Offer to save passwords” (Đề nghị lưu mật khẩu)
- Save form entries (Lưu từ các mục)
- Have Cortana assist me in Microsoft Edge (Cortana hỗ trợ người dùng trong Microsoft Edge)
- Show search suggestions as I type (Hiển thị đề xuất tìm kiếm khi nhập)
- Use page prediction to speed up browsing, improve reading, and make my overall experience better (Sử dụng dự đoán trang để tăng tốc độ duyệt, cải thiện việc đọc và làm cho trải nghiệm tổng thể của tốt hơn)
- Help protect me from malicious sites and downloads with SmartScreen filter (Giúp bảo vệ khỏi các website độc hại và tải xuống bằng bộ lọc SmartScreen)
Vô hiệu hóa bộ lọc SmartScreen
Nhờ vào các bộ lọc SmartScreen trong Windows 10 mà dữ liệu về URL hay các ứng dụng bạn sử dụng đều được gửi tới Microsoft.
Các bộ lọc này được kích hoạt nhằm chặn các website độc hại và tải xuống bằng cách phân tích những dữ liệu đấy, nhưng trong quá trình phân tích, dữ liệu của bạn cũng được gửi đi.
Mặc dù việc chống lại các mối đe dọa là quan trọng, nhưng nếu các bạn vẫn muốn tắt bộ lọc này đi, hãy làm theo các bước sau:
- Nhấn vào Start. Đi tới Control Panel.
- Ở góc trên bên phải, đặt thành View by to Category. Chuyển tới System and Security > Security and Maintenance.
- Chọn “Change Windows SmartScreen settings” từ bảng điều khiển bên trái.
- Tích vào “Don’t do anything (turn off Windows SmartScreen)“
- Đi tới Settings » Privacy » General.
- Dưới “Change privacy options“. tắt tùy chọn “Turn on SmartScreen Filter to check web content (URLs) that Windows Store apps use” (Tắt bộ lọc SmartScreen để kiểm tra nội dung trên web được ứng dụng trên Windows Store sử dụng).
Tắt đồng bộ Windows 10
Windows 10 đồng bộ hóa các tùy chọn và cài đặt trên tất cả các thiết bị của người dùng sử dụng chung hệ điều hành.
Có nghĩa là các cài đặt như mật khẩu, tùy chọn ngôn ngữ, cài đặt trình duyệt web sẽ khả dụng trên mọi thiết bị các bạn đăng nhập bằng cùng một tài khoản Microsoft.
Tuy nhiên, nếu bạn không thích sao lưu dữ liệu đám mây cũng như đồng bộ hóa dữ liệu, hãy làm theo các bước sau:
- Mở Settings » Accounts » Sync your settings.
- Tắt “Sync settings” hoặc tắt từng thứ trong “Individual sync settings“.
Chuyển qua Local Account
Trong Windows 10, tài khoản Microsoft cho phép các bạn đồng bộ hóa cài đặt, tự động đăng nhập vào các ứng dụng, đồng bộ hóa dữ liệu và làm nhiều việc khác.
Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là dữ liệu sẽ được đồng bộ hóa trực tuyến, các ứng dụng dễ dàng đọc thông tin người dùng và ảnh hưởng đến quyền riêng tư.
Đây là lý do tại sao nếu các bạn không sử dụng những tính năng trên thì tốt hơn hết là tắt chúng đi.
Đây là cách chuyển sang local account trong Windows 10:
- Mở Settings » Accounts » Your info.
- Chọn “Sign in with a local account instead” và làm theo hướng dẫn trên màn hình.
Tắt cho phép cấp quyền truy cập vị trí
Cho phép truy cập vị trí sẽ giúp các ứng dụng và dịch vụ cung cấp thông tin liên quan tới vị trí người dùng, giúp các các dịch vụ khác như dự báo thời tiết, tin tức địa phương..v.v… hoạt động chính xác hơn.
Mặc dù nhiều người coi đây không phải là vấn đề quá lớn, nhưng một số người lại không muốn chia sẻ vị trí của họ với các ứng dụng hay website.
Nếu bạn không muốn vị trí của mình bị tiết lộ, chỉ cần tắt quyền truy cập vị trí như sau:
- Mở Settings » Privacy » Location.
- Nhấp vào Change, tắt “Location service“.
- Click vào Clear trong Location History.
Tùy chỉnh Windows Update
Windows cho phép peer-to-peer sharing với Windows Update.
Có nghĩa là những người sử dụng cùng mạng cục bộ sẽ dễ dàng tải xuống bản cập nhật từ máy của người trong mạng cục bộ đấy.
Chúng ta có một tùy chọn để tắt việc chia sẻ này đi, các bạn làm như sau:
- Nhấn vào Start. Đi tới Settings » Update & Security » Windows Update.
- Trong bảng điều khiển bên phải, dưới Update settings, click vào Advanced Options.
- Trong cửa sổ mới, nhấn vào “Choose How Updates Are Delivered“
- Tích vào tùy chọn “PCs on my local network” và nhấn vào nút Off.
Vô hiệu hóa Feedback & Diagnostics
Windows sẽ gửi dữ liệu chẩn đoán đến các máy chủ của Microsoft. Để khắc phục các sự cố về hiệu suất và cải thiện các dịch vụ.
Dữ liệu được gửi bao gồm thông tin về ứng dụng, memory snapshots, v.v.
Mặc dù không liên quan, nhiều người lại không muốn chia sẻ bất cứ thứ gì từ PC của họ tới bất kỳ máy chủ nào của Microsoft.
Nếu bạn không thích gửi phản hồi, hãy làm theo các bước sau:
- Nhấn vào Start. Chuyển đến Settings » Privacy » Feedback & diagnostics.
- Thay đổi “Feedback frequency” thành Never.
- Thay đổi “Diagnostic and usage data” thành Basic.
Sử dụng Anti-Beacon của Spybot
Anti-Beacon của Spybot sẽ chặn và dừng các tính năng theo dõi dữ liệu (từ xa) khác nhau của Windows 10.
Tiện ích này sẽ ngăn hệ điều hành gửi thông tin ẩn danh từ hệ thống đến Microsoft. Việc này sẽ giúp người dùng không bị theo dõi.
Mặc dù Microsoft nói là việc thu thập dữ liệu này để nhằm giữ an toàn cho thiết bị của người dùng và cải thiện về trải nghiệm cũng như dịch vụ.
Nhưng nhiều người không thấy thoải mái trong việc chia sẻ dữ liệu với bất kỳ lý do gì. Ngay cả khi được thực hiện ẩn danh.
Đây là lý do chính khiến việc kích hoạt Spybot’s Anti-Beacon là điều cần thiết.
Các bạn thực hiện như sau:
- Tải xuống từ https://www.safer-networking.org/spybot-anti-beacon/
- Cài đặt và khởi động Spybot’s Anti-Beacon.
- Nhấn vào nút Immunize trên màn hình.
Kết
Mặc dù các tính năng đang thu thập dữ liệu theo một cách khá khó chịu. Sau khi tắt các bạn sẽ nhận thấy hệ thống sẽ yêu cầu chúng ta mở lại.
Nếu bạn thực sự cần tính năng hoặc công cụ này. Hãy kích hoạt lại nhưng nếu cảm thấy mất quyền riêng tư và khó chịu, hãy tắt đi.
Bạn có biết Windows 10 còn tính năng nào xâm phạm quyền riêng tư nữa không? Hãy để lại bình luận bên dưới cho mình biết nhé