Liệu smartphone với công nghệ AR có thể thay thế thước truyền thống?

Smartphone có thể được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhất mà con người từng tạo ra.

Một thiết bị mạnh mẽ có thể “cân” mọi tác vụ như hỗ trợ nghe nhạc, chơi game, nghe radio, ghi âm, chụp ảnh, quay video,… và rất nhiều tiềm năng khác trong tương lai mà chúng ta có thể khai thác.

Nhưng liệu một chiếc smartphone có thể thay thế các công cụ đo đạc thông thường như thước cuộn hay thước kẻ? Với công nghệ AR cùng vô số công nghệ khác được tích hợp vào bên trong hệ thống camera của smartphone, thì việc đo lường vật dụng, đồ đạc, đo khoảng cách dường như là việc dễ dàng. Nhưng liệu có đúng như vậy? Cùng Diều Hâu phân tích xem liệu chiếc smartphone với công nghệ AR có thể thay thế được thước kẻ/thước dây không nhé.

Công nghệ AR trên smartphone đo lường vật dụng, khoảng cách bằng cách nào?

Có lẽ nhiều người đam mê hoặc có tìm hiểu về công nghệ đều đã từng nghe qua tên của công nghệ AR (Augmented Reality – Thực tế Tăng cường).

Về cơ bản, AR là một công nghệ cho phép lồng ghép thông tin ảo vào thế giới thực (và ngược lại). Nó giúp người sử dụng tương tác với những nội dung số trong thực tại (như chạm vào, phủ vật thể lên trên – nói dễ hiểu là ghép ảnh theo dạng 3D),… hay thậm chí đo đạc đồ vật, khoảng cách. Với một smartphone được trang bị AR, công nghệ AR sẽ được tận dụng một cách triệt để để smartphone trở nên đa năng, hữu dụng hơn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều ứng dụng đo đạc bằng AR cho cả iOS lẫn Android. Nhưng hai phần mềm đo lường được nhiều người đánh giá tốt nhất vẫn là Google Measure của Android (do Google phát triển) và ứng dụng Đo (Measure) trên iOS (do Apple phát triển). Để làm rõ câu hỏi liệu những chiếc smartphone có làm tốt nhiệm vụ đo đạc hay không, chúng ta cùng làm một loạt so sánh giữa hai phần mềm này nhé.

Google Measure của Android

Ứng dụng Google Measure của Android có thể tải về qua Play Store và tất nhiên, chiếc smartphone của chúng ta phải hỗ trợ công nghệ AR mới có thể dùng được. Trước khi thử nghiệm, chúng ta hãy xem xét phần mô tả trên Play Store của ứng dụng này: “Measure sẽ giúp bạn đo nhanh các đồ vật xung quanh nhà hoặc văn phòng, tương tự như thước dây”.

Google còn đưa ra lời khuyên rằng “người dùng nên di chuyển smartphone xung quanh không gian để tìm các bề mặt phẳng như mặt bàn hoặc sàn nhà. Trỏ vào và chạm để bắt đầu đo, điều chỉnh vị trí camera cho phù hợp để có kết quả đo chính xác nhất.” Ứng dụng này hoạt động với smartphone chạy Android 7 trở lên và phải có AR Core của Google. Bây giờ, chúng ta sẽ bắt đầu đo thôi!

Liệu smartphone có thể dùng để đo lường thay thế thước truyền thống bằng công nghệ AR?

Điều đầu tiên dễ dàng nhận thấy là giao diện của ứng dụng khá đơn giản, trực quan. Khi đo, ứng dụng sẽ yêu cầu quyền sử dụng máy ảnh trên thiết bị và yêu cầu chúng ta di chuyển smartphone từ trái sang phải để tìm kiếm một bề mặt phẳng. Khi ứng dụng đã nhận diện được bề mặt phẳng nào đó, một vòng tròn màu trắng ở giữa màn hình sẽ chuyển sang màu cam và một dấu chấm nhỏ sẽ xuất hiện bên trong.

Liệu smartphone có thể dùng để đo lường thay thế thước truyền thống bằng công nghệ AR?

Sau đó, chúng ta chọn điểm giới hạn thứ nhất của đồ vật muốn đo. Một đường thẳng ảo sẽ xuất hiện trên màn hình đồng thời hiển thị thông số kích thước mà ứng dụng đo được (theo thời gian thực khi bạn di chuyển smartphone). Bạn có thể kết thúc quá trình đo bằng cách chạm vào phím màu xám ở bên phải màn hình. Ứng dụng cũng cho phép người dùng chụp lại kết quả đo.

Liệu smartphone có thể dùng để đo lường thay thế thước truyền thống bằng công nghệ AR? Liệu smartphone có thể dùng để đo lường thay thế thước truyền thống bằng công nghệ AR? Liệu smartphone có thể dùng để đo lường thay thế thước truyền thống bằng công nghệ AR?

Sau khi đã trải nghiệm, Diều Hâu đưa ra một số kết luận như sau về ứng dụng Google Measure trên thiết bị Android.

  • Ứng dụng đo lường không thể hoạt động tốt khi gặp những bề mặt phản chiếu, chẳng hạn như kính. Hoặc một số bề mặt có màu đen.
  • Nếu đặt smartphone càng gần đối tượng cần đo, kết quả đo càng chính xác.
  • Ở khoảng cách 90cm, kết quả đo sẽ bị lệch khoảng 2,54 cm so với kích thước thực tế.
  • Để đo chính xác nhất, bạn phải canh góc sao cho camera của smartphone đối mặt với đối tượng cần đo, bất kỳ góc độ nào khác cũng đều cho kết quả sai.
  • Nếu bạn thực hiện các phép đo theo chiều dọc hoặc đối tượng cần đo ở trong khoảng không (tức đồ vật không được đặt nằm trên một phông nền cụ thể), ứng dụng Google Measure sẽ không thể đo một cách chính xác.

Ứng dụng Measure (Đo) trên iPhone

Trái ngược với các thiết bị Android, những chiếc iPhone được Apple ưu ái khi được tích hợp sẵn ứng dụng đo lường, được gọi là Measure. Thực chất, ứng dụng Đo trên iPhone đã xuất hiện kể từ bản cập nhật iOS 12 và cho đến nay, ứng dụng này vẫn không có quá nhiều thay đổi. Chính vì được tích hợp sẵn, nên người dùng iPhone tiết kiệm thời gian, công sức để tìm kiếm và tải xuống các ứng dụng của bên thứ ba.

Trước khi khởi chạy ứng dụng, mô tả trên App Store có đề cập rằng “ứng dụng này sẽ biến chiếc iPhone hoặc iPad của bạn thành một thước dây. Cho phép bạn nhanh chóng đánh giá kích thước của các vật thể thực, chiều cao của một người và nó có thể tự động cung cấp kích thước của các vật thể hình chữ nhật”. Điều này khá giống với Google Measure, ngoại trừ khả năng tự động đo các đối tượng hình chữ nhật.

Liệu smartphone có thể dùng để đo lường thay thế thước truyền thống bằng công nghệ AR?

Phần mô tả của ứng dụng Measure của Apple không có bất kỳ hướng dẫn cụ thể cho cách đo lường và chúng ta cũng không thể tìm thấy bất kỳ phần trợ giúp chuyên biệt nào trong ứng dụng. Đây có lẽ là một điểm trừ khá nặng đối với ứng dụng Đo của Apple.

Liệu smartphone có thể dùng để đo lường thay thế thước truyền thống bằng công nghệ AR?

Thế nhưng khi vừa khởi chạy ứng dụng và thử đo một vài đối tượng, ứng dụng bắt đầu xuất hiện những thông báo cho bạn biết phải làm gì. Giao diện của phần mềm này cũng rất đơn giản nhưng tinh tế hơn một chút so với giao diện trong ứng dụng Google Measure.

Các phép đo được thực hiện khá tương tự như với Google Measure: tìm một bề mặt phẳng, sau đó chọn điểm bắt đầu, nhấn vào nút dấu cộng, di chuyển camera smartphone, nhấn vào nút một lần nữa để xác định điểm kết thúc và thế là xong.

Liệu smartphone có thể dùng để đo lường thay thế thước truyền thống bằng công nghệ AR? Liệu smartphone có thể dùng để đo lường thay thế thước truyền thống bằng công nghệ AR? Liệu smartphone có thể dùng để đo lường thay thế thước truyền thống bằng công nghệ AR?

Tuy nhiên, khác với Google Measure, ứng dụng Đo của iPhone có xu hướng tự động cố định điểm bắt đầu vào một cạnh hoặc ở vùng có độ tương phản cao. Điều đó đôi khi lại rất hữu ích và đôi khi lại gây khó chịu nếu như bạn chưa tiến hành đo.

Ứng dụng Measure trên iOS còn có thể phát hiện các vật thể có hình chữ nhật và tự động cung cấp cho bạn kích thước (bao gồm cả diện tích bề mặt). Tính năng này rất tiện dụng, vì hầu hết mọi thứ trong nhà của chúng ta như tủ lạnh, TV, tranh treo tường, khung ảnh, bảng,… đều có hình chữ nhật.

Thế nhưng, đôi khi tính năng tự động đo vật thể hình chữ nhật này lại không chính xác. Cũng giống như Google Measure, công cụ iOS hoạt động tốt nhất ở khoảng cách gần (thậm chí nó còn khuyên người dùng nên di chuyển lại gần hơn). Khi bạn di chuyển ra xa hơn một mét, mọi thứ bắt đầu chệch hướng và kích thước sai lệch. Đôi lúc, ứng dụng này còn có xu hướng khá “hào phóng” khi đưa ra những con số lớn hơn so với kích thước thực tế.

Chốt lại:

  • Mesure trên iOS đo lường nhanh hơn và giao diện tinh tế hơn so với ứng dụng Google Measure.
  • Vẫn phải điều chỉnh khoảng cách gần dưới 1 mét để có kết quả tốt nhất
  • Ứng dụng có thể xử lý một số bề mặt phản chiếu và đen
  • Ở khoảng cách khoảng trên 1 mét, kích thước sẽ bị lệch khoảng 2,54 cm
  • Tính năng tự động đo các đối tượng hình chữ nhật rất thú vị, nhưng đáng buồn là đôi khi nó lại không chính xác.

Vậy sử dụng phần mềm AR trên smartphone để đo lường có chính xác hơn dùng thước kẻ/thước cuộn?

Và người chiến thắng…vẫn là những dụng cụ đo đạc truyền thống. Cả hai ứng dụng này đều không đủ chính xác để đo lường bất kỳ đồ đạc nào trong nhà hoặc những vật thể có chi tiết phức tạp. Nhưng nếu như bạn có thể bỏ qua sai số vài cm cũng như không cần đo lường những đồ dùng, vật thể phức tạp, thì cả hai ứng dụng này đều là một công cụ hữu dụng cho bạn.

Nhưng tốt nhất là chúng ta vẫn không nên sử dụng hai phần mềm này để xây… cả một căn nhà. Nếu để so sánh giữa hai phần mềm đo đạc này, ứng dụng Measure (Đo) trên iOS dường như nhỉnh hơn về giao diện, tốc độ đo và độ chính xác.

Liệu smartphone có thể dùng để đo lường thay thế thước truyền thống bằng công nghệ AR?

Ứng dụng Đo của iOS có thể xử lý một số bề mặt phản chiếu và có màu đen (điều mà Google Measure không thể), nhưng vấn đề về độ chính xác vẫn là một nhược điểm của cả Measure iOS lẫn Google Measure trên Android.

Vì vậy, những dụng cụ đo lường truyền thống như thước cuộn, thước kẻ, thước đo độ,… vẫn là phương pháp tốt nhất dành cho bạn khi cần đo đồ vật một cách chính xác. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của công nghệ như hiện nay thì trong tương lai, việc đo đạc đồ vật, khoảng cách trên smartphone sẽ chỉ là chuyện nhỏ.

Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments