18 thủ thuật sử dụng Google Photos vô cùng hữu ích

Nếu bạn không còn đủ bộ nhớ để lưu trữ ảnh trên Google Photos, thì nó vẫn còn rất nhiều tính năng khác hữu ích. Có rất nhiều ứng dụng tự động sao lưu ảnh và cung cấp quyền truy cập trên mọi thiết bị như Dropbox, OneDrive, Amazon Photos và iCloud, nhưng Google Photos vẫn có chỗ đứng riêng và không ngừng phát triển. Cùng khám phá các thủ thuật sử dụng Google photos trong bài viết sau để thành một chuyên gia nhé.

thủ thuật sử dụng google photos

Trước đây, Google cung cấp tính năng sao lưu ảnh (video) không giới hạn và miễn phí. Tuy nhiên, từ ngày 1/6/2021, tất cả ảnh hay video tải lên đều được tính vào 15GB bộ nhớ miễn phí mà Google cung cấp, được phân bổ đều cho các dịch vụ của Google như Gmail, Google Drive và các dịch vụ khác.

Google Photos ra đời đã tận dụng mạng xã hội Google+ (mạng xã hội ít được biết đến của Google) để lưu trữ và chia sẻ hình ảnh. Google Photos cũng thay thế phần mềm chỉnh sửa hình ảnh Picasa.

Nếu bạn vẫn tin tưởng và tiếp tục đồng hành với Google Photos, thậm chí sẵn sàng trả 1,99$/tháng/100GB, thì bài viết này chính là dành cho bạn. Dưới đây chính là những thủ thuật giúp bạn tận dụng tối đa những tính năng của Google Photos.

Xem thêm: 10 tính năng thú vị của Google Photos có thể bạn chưa biết

1. Hiển thị Slideshow (trình chiếu)

Tính năng hiển thị ảnh dưới dạng trình chiếu trong một album đặc biệt hữu ích khi bạn ghép nối thiết bị với Chromecast trên Google tivi hoặc các tivi thông minh khác. Trên web hoặc trong ứng dụng Android, nhấp vào menu ba chấm ở góc trên bên phải. Chọn Slideshow (Trình chiếu) và album bạn đang xem sẽ hiển thị ảnh chuyển động theo thứ tự.

2. Mở rộng khả năng tìm kiếm

google photos

Bạn có thể thử một số tìm kiếm trong Google Photos với các thuật ngữ phổ biến hoặc ít người biết đến. Tính năng tự động gắn thẻ hình ảnh của Google khá tuyệt vời, nó giúp nhận dạng khuôn mặt (tính năng này sẽ xác định người trong ảnh ngay cả khi họ đang ở chế độ nền). Ví dụ, khi bạn gõ một tìm kiếm với từ “chú chó”, bạn sẽ nhận được tất cả các bức ảnh có hình những chú chó, thậm chí một số bức ảnh chỉ có chân hoặc các bộ phận khác, dù chúng không hề được gắn thẻ. Tuy nhiên, Google vẫn xác định được, đây chính là điểm nổi bật hữu ích của Google Photos, giúp mở rộng khả năng tìm kiếm.

Bên cạnh đó, Google Photos còn tự động sắp xếp tất cả các ảnh chụp chung tại một địa điểm, giúp bạn tìm kiếm dễ dàng hơn với các tìm kiếm vị trí, chẳng hạn như tất cả các bức ảnh chụp trong một kỳ nghỉ hè tại một địa điểm nào đó.

3. Gắn nhãn những bức ảnh có gương mặt giống nhau và tạo một album trực tiếp

google photos

Trên thiết bị di động, hãy nhấn vào Search (Tìm kiếm), hoặc trên ứng dụng web, nhấp vào Explore (Khám phá), bạn sẽ thấy People & Pets (Mọi người và thú cưng) và phía dưới là các bức ảnh đại diện cho mỗi người. Nhấp vào một người không có nhãn và nhập tên của họ. Như vậy, chỉ cần gõ tên nhãn của một người, Google Photos sẽ giúp bạn tìm thấy hầu hết mọi ảnh của họ, tương tự với thú cưng. Tính năng khớp khuôn mặt của Google sẽ nhóm tất cả các khuôn mặt giống nhau vào cùng một nhãn. (Bạn có thể phải bật tính năng này trong ứng dụng Android.)

Sau khi bạn gắn nhãn mọi người và thú cưng trong Google Photos, hãy sử dụng chúng để tạo album. Tính năng này sẽ tự động thêm ảnh của những người giống nhau vào album đó khi người dùng tải lên hoặc sao lưu vào Google Photos với giới hạn 20.000 hình ảnh cho một nhãn. Khi bạn tạo một album mới trên thiết bị di động, hãy nhấn Automatically add photos of people & pets (Tự động thêm ảnh mọi người và thú cưng), chọn những người hoặc thú cưng bạn muốn đưa vào menu bật lên, nhấn Confirm (Xác nhận) để hoàn thành.

Để giúp Google điều chỉnh khả năng nhận dạng khuôn mặt, hãy vào Live album (Album trực tiếp), nhấn vào tên của người đó và Google Photos có thể hiển thị nút menu cho biết Same or different person (Cùng một người hay khác nhau) để cho bạn xác nhận lại kết quả.

4. Tạo một album trực tiếp mới từ một album cũ

google photos

Để chuyển một album hiện có sang album trực tiếp, bạn hãy mở album đó, nhấp vào menu dấu 3 chấm và chọn Options (Tùy chọn). Tùy chọn tự động thêm ảnh sẽ hiện ra ngay sau đó, nhấp vào biểu tượng + và thêm người hoặc thú cưng đã được đánh nhãn tên. Các bức ảnh mới sẽ được đưa vào album khi bạn chụp chúng.

5. Chia sẻ thư viện ảnh tự động

Chia sẻ là một tính năng trực tuyến nổi bật của Google Photos. Bạn có thể chia sẻ toàn bộ thư viện ảnh của mình với bạn bè, người thân.

Trên máy tính để bàn, chọn Sharing (Chia sẻ) ở menu bên trái. Trên điện thoại di động, ở phía dưới ảnh đại diện, nhấp vào Google Photo Settings (Cài đặt Google Photo) => Partner Sharing (Chia sẻ với bạn bè). Chọn một người từ danh bạ của bạn (lưu ý người đó cũng phải sử dụng Google Photos) sau đó bạn chọn chia sẻ tất cả ảnh hoặc ảnh của những người cụ thể với nhận diện khuôn mặt được tích hợp sẵn. Bạn có thể cài đặt để chỉ chia sẻ ảnh từ một ngày cụ thể trở đi. Sau khi xác nhận, người đó sẽ có quyền truy cập vào album ảnh của bạn.

Đây chỉ là chia sẻ một chiều. Nếu bạn cũng muốn xem ảnh trong album đó khi bạn bè đăng lên, họ sẽ phải chia sẻ lại với bạn. Vì vậy, khi họ chấp nhận, hãy yêu cầu họ nhấp vào Share Back (Chia sẻ lại) ở trên cùng bên phải.

6. Xóa địa điểm được chụp của các bức ảnh hoặc video

google photos

Các bức ảnh được chụp trên hầu hết các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị thông minh ngày nay đều có lưu lại dữ liệu địa điểm, vị trí. Google Photos sử dụng nó để thiết lập bản đồ nơi các bức ảnh được chụp. Đó là một tính năng hữu ích đối với bạn, tuy nhiên đôi khi bạn muốn chia sẻ ảnh nhưng không muốn người nhận biết chính xác nơi chụp. Bạn có thể tắt tính năng này bằng cách đi đến Settings (Cài đặt) => Hide photo location data (Ẩn dữ liệu vị trí ảnh) trên các thiết bị di động hoặc Settings Cài đặt) =>Sharing (Chia sẻ) => Hide photo location data (Ẩn dữ liệu vị trí ảnh) trên thiết bị máy tính. Sau đó, khi bạn tạo liên kết để chia sẻ hình ảnh, người xem hình ảnh tại liên kết đó sẽ không nhận được bất kỳ dữ liệu nào liên quan đến địa điểm chụp ảnh. Tuy nhiên, cách này không hiệu quả nếu bạn chia sẻ lên các trang mạng xã hội.

7. Chọn ảnh nhanh

Trên thiết bị di động, giữ ngón tay trên tấm ảnh đầu tiên bạn chọn cho đến khi dấu tròn có tick màu xanh dương xuất hiện. Sau đó, trong khi giữ ngón tay trên màn hình, bạn trượt nó lên những tấm ảnh mình muốn chọn. Tất cả các hình ảnh bạn chạm vào sẽ được chọn. Cách này giúp cho việc xóa, di chuyển hàng loạt ảnh hoặc sử dụng chúng với các công cụ đặc biệt như tạo hoạt ảnh, phim hoặc ảnh ghép dễ dàng hơn rất nhiều.

8. Tiết kiệm bộ nhớ thiết bị

google photos

Với tính năng sao lưu và đồng bộ hóa, Google Photos sẽ tự động tải lên và lưu trữ bất kỳ ảnh nào từ điện thoại của bạn. Và khi một hình ảnh được sao lưu, ứng dụng có thể xóa hình ảnh được lưu cục bộ khỏi thiết bị để giải phóng dung lượng. Trên điện thoại hệ điều hành iOS và Android, hãy truy cập Settings (Cài đặt) => Manage device storage (Quản lý bộ nhớ thiết bị) => Free up space (Giải phóng dung lượng). Sau đó, một thông báo hiện lên để xác nhận bạn có muốn thực sự xóa tất cả ảnh mà Google Photos đã sao lưu hay không vì điều đó có nghĩa là sẽ xóa chúng khỏi ứng dụng thư viện ảnh trên thiết bị Android hoặc iOS.

9. Chỉnh sửa ảnh

Trên Google Photos, các thao tác chỉnh sửa ảnh cơ bản đều được thực hiện một cách dễ dàng. Bạn hãy chọn một hình ảnh, nhấp vào biểu tượng chỉnh sửa và bạn sẽ thấy các bộ lọc hiện ra với thanh trượt để điều chỉnh ánh sáng, màu sắc và làm cho hình ảnh nổi bật hơn; bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ công cụ cắt và xoay ảnh. Chúng đều là những tính năng đơn giản, có trên các thiết bị di động và máy tính để bàn.

Khi bạn điều chỉnh ánh sáng và màu sắc, bạn sẽ nhận được một số tính năng bổ sung bằng cách nhấp vào mũi tên chỉ xuống bên cạnh mỗi thanh trượt. Trong mục Light (Độ sáng), có độ phơi sáng, độ tương phản, vùng sáng, bóng, màu trắng, màu đen và họa tiết (để tạo điểm nhấn cho một phần của hình ảnh). Trong mục Color (Màu sắc) là độ bão hòa, độ ấm, sắc thái màu, màu da và xanh đậm. Tính năng xanh đậm sẽ khiến những bức ảnh có màu xanh lam đặc biệt là bãi biển hoặc bầu trời trở nên chân thực và đẹp hơn. Nếu bạn muốn chỉnh sửa màu xanh tươi, hãy tăng độ bão hòa, sau đó giảm màu da và màu xanh đậm.

Trên thiết bị máy tính, hãy nhấp và giữ con trỏ trên hình ảnh (hoặc giữ phím O trên bàn phím) để xem các chỉnh sửa mới trông như thế nào so với bản gốc.

10. Áp dụng các chỉnh sửa giống nhau cho nhiều ảnh

Nếu bạn đã hoàn thiện các chỉnh sửa trên một hình ảnh, và muốn áp dụng chúng cho một loạt các ảnh khác, hãy thực hiện theo cách sau đây. Trên màn hình nền, trong khi chỉnh sửa một ảnh cụ thể, nhấp vào menu ba chấm và chọn Copy edits (Sao chép chỉnh sửa). Với các bức ảnh còn lại, cũng nhấp vào menu để Paste Edits (Dán các chỉnh sửa). Bạn có thể sử dụng phím tắt sao chép / dán (Ctrl + C và Ctrl + V trên máy tính).

11. Lưu bản sao khi chỉnh sửa

Khi bạn lưu hình ảnh sau khi chỉnh sửa, ứng dụng sẽ hỏi bạn có muốn lưu các thay đổi hay không. Nếu bạn không muốn, hãy nhấn vào biểu tượng ba chấm để quay lại bản gốc hoặc để Save a Copy (Lưu bản sao), như vậy bạn sẽ có cả hai phiên bản.

Trong phiên bản ứng dụng web, nó sẽ hiện thông báo Done (Xong) thay vì Save (Lưu). Bạn luôn có thể hoàn tác các thay đổi trước đó khi bạn sử dụng ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động.

12. Tạo một đoạn phim của riêng mình

Google Photos không chỉ hỗ trợ chỉnh sửa ảnh mà còn cả video, tuy nhiên nó chỉ có trên thiết bị di động. Mở video và nhấn vào biểu tượng chỉnh sửa để truy cập một số công cụ như cắt độ dài, áp dụng bộ lọc, xuất khung, chuyển sang độ phân giải mới và thậm chí xoay video lên đến 45 độ.

Sự thú vị đến từ việc bạn có thể ghép nhiều video lại với nhau thành một bộ phim ngắn của riêng mình. Hãy vào mục Search (Tìm kiếm) => Video để tìm các clip, chọn những clip có thể ghép lại với nhau và tại menu dấu cộng, hãy chọn Movie (Phim). Ứng dụng sẽ tải xuống các clip và hiển thị một video với các phần của mỗi clip bạn đã chọn trước đó, kết hợp với âm nhạc do AI của Google chọn. Bạn có thể chỉnh sửa đoạn cắt trong mỗi clip để chọn phần hay nhất đưa vào video. Nhấp vào nốt nhạc để thay đổi nhạc mà Google chọn cho bạn hoặc chọn từ thư viện âm nhạc trên thiết bị của bạn.

13. Tạo ảnh ghép, ảnh động…

Google Photos có các Utilties (tiện ích). Những tiện ích này sẽ đưa ra các đề xuất, chẳng hạn như tạo ảnh ghép của các ảnh giống nhau, xoay ảnh, xóa các ảnh lộn xộn, thậm chí tạo ảnh động, tạo phim, ảnh ghép, hoạt hình của riêng bạn.

14. Khôi phục ảnh hoặc video đã xóa trong 60 ngày

Để khôi phục ảnh hoặc video bạn đã xóa, hãy truy cập mục Trash (Thùng rác). Những hình ảnh đã xóa sẽ xuất hiện ở đây trong vòng 60 ngày trước khi chúng biến mất hoàn toàn, bạn có thể nhấp vào ảnh muốn khôi phục và chọn Recover (Khôi phục). Trừ khi bạn nhấn vào tùy chọn Empty Trash, thì những bức ảnh sẽ bị xóa vĩnh viễn ngay lập tức.

15. Tải xuống tất cả ảnh trên Google Photos

Các công cụ chỉnh sửa trên Google Photos thực sự không thể so sánh với các công cụ chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp. Nếu bạn cần nhập một hoặc hai ảnh từ Google Photos vào trình chỉnh sửa ảnh trên máy tính để bàn, bạn có thể dễ dàng tải xuống. Đối với một hình ảnh, hãy nhấp vào ảnh, sau đó nhấp vào Download (Tải xuống). Tương tự với Album (chọn Download All-Tải xuống tất cả) hoặc tải xuống nhiều hình đã chọn. Nếu bạn làm theo cách đó, bạn chỉ có thể tải được 500 ảnh tại một thời điểm và Google Photos cung cấp chúng dưới dạng tệp Zip.

Cách tốt nhất và duy nhất để tải xuống tất cả ảnh trong Google Photos là sử dụng Google Takeout, đây là dịch vụ mà Google cung cấp để bạn có thể tải xuống mọi lưu trữ trên dịch vụ của Google.

16. Lưu trữ ảnh

Bạn sử dụng máy ảnh trên điện thoại để chụp những bức ảnh về gia đình, bạn bè, cản vật, hay những thông tin quan trọng,… Tất cả chúng đều được sao lưu vào Google Photos và khi bạn mở ứng dụng, bạn sẽ thấy những bức ảnh thật sự lộn xộn. Vì vậy, hãy sử dụng tính năng lưu trữ ảnh, chúng vẫn sẽ được lưu nhưng không hiển thị trong thư viện chính và bạn có thể tìm thấy nó bằng các tìm kiếm. Truy cập Utilities (Tiện ich) và chọn Move photos to archive (Di chuyển ảnh vào kho lưu trữ), hoặc nhấp vào Archive (Lưu trữ) ở phía bên trái trên máy tính hoặc bên dưới Library (Thư viện) trên điện thoại. Tuy nhiên, Google không hỗ trợ tìm kiếm văn bản có trong ảnh, cho nên bạn sẽ không thể nhập nội dung trong ảnh để tìm kiếm.

17. Live Photos

Live Photos là tính năng trên iPhone giúp việc ghi lại các hình ảnh sinh động hơn với âm thanh đi kèm trong khoảng thời gian 1,5 giây. Tính năng này có từ thế hệ iPhone 6s và Google Photos cũng hỗ trợ lưu những hoạt ảnh này. Live Photos có một nút bật tắt nhỏ ở trên cùng, cho phép bạn tắt hoạt ảnh nếu muốn. Nếu bạn bật hoạt ảnh, nó sẽ phát trong một vòng lặp vô tận, kèm theo âm thanh. Nếu bạn chỉnh sửa Live Photo trong Google Photos, ảnh sẽ được lưu dưới dạng ảnh tĩnh.

Chia sẻ Live Photo từ iPhone cho những người dùng Android sẽ bị mất những chuyển động, nhưng ảnh sẽ được giữ nguyên nếu được chia sẻ từ Google Photos. Một cách khác đó là sử dụng menu trên Live Photo để tải xuống hoạt ảnh. Sử dụng các công cụ của Google Photos để cắt bớt độ dài hoặc xoay, sau đó bạn có thể chia sẻ. Bạn không thể lưu nó dưới dạng GIF từ Google Photos, nhưng Google cung cấp một ứng dụng iOS miễn phí có tên Motion Stills để xử lý.

18. Khóa một thư mục

Tính năng khóa thư mục ảnh chỉ được tìm thấy trên điện thoại, bạn hoàn toàn không thể thấy cũng như tạo thư mục này trên máy tính để bàn. Bên cạnh đó, nó chỉ được hỗ trợ trên điện thoại Google Pixel và sắp có trên các thiết bị Android khác. Khi bạn tạo thư mục và bất kỳ nội dung bạn lưu trong đó sẽ không hiển thị trong thư viện ảnh hoặc bất kỳ album nào. Cách duy nhất để xem là sử dụng bảo mật của điện thoại (có thể là vân tay, nhận diện khuôn mặt hoặc mật mã).

Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments