WordPress Admin trở nên chậm chạp? Lý do và cách khắc phục

Gần đây mình được hỏi về cách fix lỗi admin chạy rất chậm và không thể thao tác được.

Đây là một lỗi khá khó chịu, vì thời gian chúng ta thường xuyên phải làm việc trong Dashboard.

Trong bài viết này mình sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục.

WordPress-Admin-chay-cham


Thứ gì khiến WordPress Admin chạy chậm đi?

Khá khó để đưa ra nguyên nhân chính xác ngay lập tức được.

Có rất nhiều yếu tố làm admin chạy chậm, nhưng đây là một số lý do phổ biến mà mình đã từng gặp:

  • Hosting bị quá tải hoặc thiếu tài nguyên
  • Các plugin ngốn quá nhiều bộ nhớ
  • Sử dụng phiên bản PHP cũ
  • WordPress Heartbeat API
  • Cơ sở dữ liệu không gọn gàng
  • Giới hạn bộ nhớ WordPress thấp
  • Phải load quá nhiều nội dung
  • Dùng các dashboard widget không cần thiết
  • Theme quá nặng và cồng kềnh

Bây giờ thì fix chúng thôi!

Khắc phục WordPress Admin chạy chậm: 8 cách

1. Nâng cấp Host

Lỗi phổ biến nhất là do bạn đang dùng một host “Lởm” (nhất là hosting free).

Hoặc kể cả bạn sử dụng một hosting tốt, nhưng dung lượng lưu trữ đã bị quá tải và cần nâng cấp.

Dù thế nào đi nữa, nếu server của bạn đang bị quá tải (full cpu, full disk…)

Thì chắc chắn admin chạy chậm lại (có khi front-end cũng bị chậm theo).

Nếu bạn đã thử đủ các cách thì đã đến lúc bạn phải nâng cấp server mình đang sử dụng.

Một số nhà cung cấp server mình tin dùng:

2. Sử dụng Query Monitor để phát hiện ra plugin gây chậm.

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy cài đặt WordPress lần đầu tiên, phần admin sẽ load khá nhanh.

Nhưng sau một thời gian khi cài đặt nhiều plugin hơn, admin bắt đầu có hiện tượng chậm lại.

Trước tiên mình cần làm rõ “có nhiều plugin” không đồng nghĩa là web hay admin chạy chậm đi…

Mình đã từng có một bài bàn về chủ đề bao nhiêu plugin là đủ, nếu chưa xem hay tham khảo lại nhé.

Vậy làm thế nào để chúng ta tìm ra những plugin “ngốn tài nguyên” nhiều nhất.

Chúng ta đã có giải pháp là đó cài đặt plugin Query Monitor (miễn phí hoàn toàn).

Hãy click vào new option trong thanh công cụ WordPress để mở giao diện plugin.

Sau đó, chuyển tới tab Queries by Component và bắt đầu tìm kiếm:

Queries-by-Component

Kiểm tra tab time và tên plugin đang làm chậm website bạn nhất.

Hãy xem xét việc deactive hoặc thay thế nó bằng plugin khác (nếu thực sự cần thiết).

3. Sử dụng phiên bản PHP mới nhất

WordPress được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình  PHP.

Và phiên bản PHP mà website bạn đang sử dụng sẽ do bạn quyết định khi cài đặt.

Không chỉ bảo mật hơn, các bản PHP mới đem đến cải tiến đáng kể về hiệu suất so với bản cũ.

Đây là lý chính khiến WordPress đề xuất người dùng cập nhật lên các phiên bản PHP mới nhất.

Ví dụ:  Kinsta chạy bechmark với các phiên bản PHP khác nhau

Kết quả so sánh của Kinsta

Phiên bản PHP 7.3 có khả năng xử lý gấp 3 lần số lượng request/giây mà PHP 5.6 xử lý được:

Nhưng theo thống kê của WordPress, đa phần mọi người đang sử dụng PHP 5.6 (hoặc cũ hơn).

thong-ke-php-version

Hãy check phiên bản PHP đang sử dụng nhé, nếu thấp thì còn chờ gì mà ko update.

Select-PHP-Version

Các bạn dễ dàng cập nhật bản PHP mới nhất thông qua host bạn sử dụng.

Ví dụ:

Nếu bên hosting không cho phép bạn thực hiện thay đổi thông qua cPanel hoặc DirectAdmin, hãy liên hệ ngay với nhân viên hỗ trợ được giúp đỡ.

Và nếu server lại không hỗ trợ PHP 7+, đây là lúc bạn cần chuyển sang một nhà cung cấp khác.

4. Sử dụng Heartbeat Control

WordPress Heartbeat API cung cấp giao tiếp real-time giữa browser và server, khi bạn đã đăng nhập vào admin WordPress.

Tính năng này giúp tự động sao lưu khi trong WordPress editor, nhưng Heartbeat cũng có khả năng làm chậm admin

Vì chúng gửi AJAX request mỗi 15 giây trong khi bạn sử dụng editor (hoặc sau 60 giây trong suốt quá trình sử dụng).

Nếu đang sử dụng WP Rocket, bạn dễ dàng giảm tần suất của các request này (hoặc vô hiệu hóa hoàn toàn).

Vào tab Heartbeat trong setting WP Rocket:

Heartbeat-wp-rocket

Hoặc, sử dụng plugin Heartbeat Control riêng để kiểm soát Heartbeat API .

Khi đã cài đặt và kích hoạt plugin, hãy chuyển sang Settings » Heartbeat Control Settings để giảm

Heartbeat-Control-Settings

Hoặc vô hiệu hóa Heartbeat API cho các khu vực khác nhau trong bảng admin.

Nếu đã giảm tần suất nhưng ko cải thiện được việc admin chạy chậm.

Lúc này các bạn nên vô hiệu hóa toàn bộ Heartbeat API.

5. Dọn dẹp Database (Đặc biệt với WooCommerce Store)

Theo thời gian, database trên WordPress sẽ phải lưu rất nhiều dữ liệu không sử dụng đến như post revision, transients…

Đặc biệt với các WooCommerce Store, nơi có rất nhiều dữ liệu đã hết hạn.

Điều này đôi khi làm WordPress admin chạy chậm lại.

Bạn dễ dàng xóa các dữ liệu này một cách an toàn mà không ảnh hưởng gì đến website.

Để thực hiện, hãy sử dụng tab Database trong WP Rocket:

Database-wp-rocket

WP Rocket cũng cho phép bạn thiết lập lịch trình tự động để dọn dẹp database.

Hoặc, nếu không sử dụng WP Rocket, WP-Optimize cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc.

6. Tăng Memory Limit trong WordPress

Đôi khi, bảng admin WordPress của bạn đang bị bottleneck (nghẽn cổ chai) do giới hạn bộ nhớ PHP trên web.

Nếu đây là trường hợp bạn gặp phải, chỉ cần tăng giới hạn bộ nhớ trong website là mọi thứ sẽ được giải quyết.

Nếu host cho phép bạn tự tăng giới hạn bộ nhớ PHP, hãy sử dụng dòng lệnh sau với file wp-config.php:

define(‘WP_MEMORY_LIMIT,,‘ 256M,);

Và nếu host không cho phép bạn làm thủ công, hãy liên hệ với bộ phận hỗ trợ và nhờ họ làm cho nhé!

7. Giới hạn số lượng nội dung hiển thị trên admin WordPress

WordPress có cung cấp cho chúng ta một tính năng là Screen Options trong dashboard

Chức năng này cho phép bạn kiểm soát số lượng thông tin hiện trên dashboard.

Ví dụ: post, page, các order trên WooCommerce…

Screen-Options

Giá trị theo mặc định là 20 item/per page, điều này hoàn toàn bình thường.

Hoặc nếu bạn thấy quá thừa thông tin có thể tắt ở dòng Columns.

Tuy nhiên, bạn có thể đã tăng giá trị này lên để tránh pagination (Phân trang)

Nếu vậy, hãy xem xét sử dụng giá trị mặc định.

Tuy nhiên lúc này bạn cần sử dụng tùy chọn “next page” thường xuyên hơn, nhưng việc tăng tốc khu vực admin là quan trọng hơn cả.

8. Vô hiệu hóa các Dashboard Widget không cần thiết

Theo mặc định, dashboard WordPress đi kèm với rất nhiều widgets mà có khi chúng ta còn chả bao giờ sử dụng.

Ví dụ: trên trang điều khiển chính, các bạn có widgets như news và events.

Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta không sử dụng, các widget vẫn tải thông tin và hoạt động, làm chậm bảng admin.

Để vô hiệu hóa các widget không cần thiết, bạn nên sử dụng plugin Widget Disable (free)

Sau khi bạn cài đặt và kích hoạt , hãy vào Appearance » Disable Widgets và loại bỏ tất cả các widget không dùng.

Disable-Sidebar-and-Dashboard-Widgets

Nếu các plugin khác thêm widget – như WooCommerce – bạn cũng dễ dàng vô hiệu hóa chúng:

9. Kiểm tra theme đang dùng

Nghe hơi khó hiểu nhưng có rất nhiều theme bị các nhà sản xuất nhồi nhét rất nhiều tính năng.

Họ thường dùng file functions.php để thêm các chức năng bổ sung, giống như cách các plugin hoạt động.

Và đôi khi những chức năng này làm chậm admin của bạn đi rất nhiều.

Nếu đó là những tính năng không cần thiết, hay tìm cách tắt nó đi và kiểm tra lại tốc độ.

Còn nếu vẫn chậm hay thử đổi sang một chủ đề mặc định nào khác, nếu admin bạn load lại nhanh như thường.

Thì rất có thể theme đó đang có vấn đề

Phần kết

Hy vọng bài viết này giúp bạn giải quyết được admin chạy chậm.

Mặc dù WP Rocket có khả năng giúp chúng ta tăng tốc front-end trên trang.

Nhưng việc cải thiện tốc độ admin WordPress đòi hỏi bạn quan tâm đến nó nhiều hơn.

Một số cách mình đã nói – như chọn host chất lượng và sử dụng phiên bản PHP mới nhất – sẽ hỗ trợ cho cả WordPress cũng như front-end, trong khi các cách khác – như vô hiệu hóa widget và

giới hạn số lượng nội dung – chỉ tập trung vào khu vực admin WordPress mà thôi.

Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments