Hướng dẫn 9 khắc phục khi tính năng Zoom Share Screen không hoạt động

Zoom là ứng dụng phổ biến được nhiều công ty lựa chọn mỗi khi tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Nó có đầy đủ các tính năng như chia sẻ màn hình (Zoom Share Screen), Chat trực tuyến, chia sẻ tài liệu và còn rất nhiều các tính năng khác. Trong đó tính năng Zoom share Screen là một phần thiết yếu của bất kỳ cuộc họp trực tuyến nào.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng đang ở giữa cuộc họp tính năng Zoom share Screen sẽ không hoạt động. Khi đó màn hình Zoom của bàn sẽ có màu đen, những người tham gia khác chỉ có thể nhìn thấy màn hình trống khi bạn đang trình bày ở đầu bên kia. Ngoài ra, trong quá trình chia sẻ màn hình Zoom, âm thanh có thể không hoạt động tối ưu hoặc hoàn toàn không có âm thanh. Vậy phải làm thế nào để khắc phục sự cố này?

hôi

Bài viết này sẽ giới thiệu 9 cách khắc phục khi tính năng Zoom share Screen không hoạt động. Các bước này chỉ thực hiện trên thiết bị Windows và macOS. Ngoài ra, một số cách có thể được áp dụng cho Zoom dành cho thiết bị di động trên Android và iOS hoặc iPhone.

1. Kiểm tra xem tính năng Participant Screen Sharing có được bật cho Zoom Room hay không

Thỉnh thoảng bạn không thể chia sẻ màn hình Zoom vì người tổ chức cuộc họp đã tắt tính năng “Screen sharing by participants” cho cuộc họp đó. Theo mặc định, tính năng này thường bị tắt và chỉ cho phép người tổ chức chia sẻ màn hình. Do đó, người tổ chức cuộc họp có thể đã bỏ qua và quên bật tính năng này cho “Tất cả những người tham gia”.

Bạn chỉ cần nhấn vào nút Share Screen để kiểm tra. Nếu nhận được cảnh báo “Host disabled participant screen sharing” thì tính năng này thực sự đã bị tắt đối với tất cả những người tham gia. Hãy thử nhắn tin cho người tổ chức thông qua tính năng Chat để báo cáo sự cố hoặc nhắc họ bật cài đặt.

zoom share screen

Các bước để bật tính năng Screen sharing by participants thông qua cài đặt chia sẻ màn hình:

a) Đối với Windows và macOS

Nhấn vào mũi tên ở nút Share Screen và chọn “Advanced Sharing Options…”.

zoom share screen

Đánh dấu vào tùy chọn All Participants trong phần “Who can Share?”.

zoom share screen

b) Đối với iPhone / iOS và Android

Trước tiên, nhấn vào nút More… ở dưới cùng bên phải.

Sau đó, tại trang Meeting Settings, hãy bật nút Share Screen trong phần “Allow Participants to”.

zoom share screen

2. Bật tính năng Share Computer Sound

Nếu âm thanh không hoạt động khi đang chia sẻ màn hình trên Zoom, bạn nên bật tính năng Share computer sound. Theo mặc định, tính năng này thường bị tắt để tránh làm gián đoạn âm thanh từ máy tính. Ngoài ra, nó có thể bị bỏ qua khi bạn bắt đầu chia sẻ màn hình.

Cách bật tính năng “Share Computer Sound” như sau:

  • Nhấn vào nút Share Screen ở dưới cùng bên trái màn hình và đảm bảo đánh dấu vào hộp bên cạnh để kích hoạt tính năng “Share Computer Sound”.

zoom share screen

  • Sau đó đánh dấu để kích hoạt tính năng Optimize Screen Sharing for Video Clip ở ngay bên cạnh tính năng Share Computer Sound. Tính năng này có thể giúp ngăn chặn sự cố chia sẻ màn hình Zoom, nhưng nó cũng thường bị tắt theo mặc định.

3. Thoát và vào lại Zoom Room

Thoát và vào lại Zoom Room để bắt đầu một phiên bản mới của Zoom, giúp bạn xóa một số bộ nhớ Cache tạm thời có thể đã ảnh hưởng đến việc chia sẻ màn hình Zoom.

Khi gặp sự cố với chia sẻ màn hình Zoom bạn nên lịch sự cáo lỗi trước khi thoát khỏi cuộc họp bằng cách nhấn vào nút End. Tiếp theo, bạn có thể khởi động lại ứng dụng Zoom.

Các bước để đóng hoàn toàn Zoom trước khi mở lại:

  • Đối với Windows: Từ Windows tray trên thanh tác vụ, nhấp chuột phải vào biểu tượng Zoom và chọn Exit.

zoom share screen

  • Đối với Mac: Từ Menu ở trên cùng, hãy nhấn vào biểu tượng Zoom và chọn Quit Zoom từ drop-down menu.

zoom share screen

  • Đối với Android và iOS: Thoát ứng dụng Zoom bằng cách nhấn vào nút Home, sau đó xóa ứng dụng khỏi Recent Apps.

Sau khi hoàn thành các bước thoát ứng dụng Zoom, hãy mở lại Zoom và tham gia lại cuộc họp theo các bước thông thường: nhấn vào nút Join Room và nhập ID cuộc họp, Password chính xác. Sau đó kiểm tra xem bạn có thể chia sẻ màn hình Zoom của mình hay không.

4. Đảm bảo kết nối Internet tốt và ổn định

Chia sẻ màn hình trên Zoom yêu cầu có kết nối internet ổn định với tốc độ vừa phải. Kết nối Internet kém sẽ gây ra sự cố nhỏ hoặc độ trễ trong lúc bạn tham gia cuộc họp.

Theo Zoom Support, bạn sẽ cần tốc độ tải xuống/ tải lên tối thiểu từ 800kbps đến 1mbps để có trải nghiệm tối ưu với cuộc họp online. Để chia sẻ màn hình, bạn sẽ cần khoảng 150 kb/ giây.

Vì vậy, bạn có thể truy cập Speedtest.net để kiểm tra tốc độ internet bằng cách nhấn Go và đợi khoảng 2 phút để trang web đo tốc độ internet của bạn.

zoom share screen

Speedtest.net cũng kiểm tra Ping, cho biết sự ổn định của internet. Chỉ số Ping thấp hơn trong khoảng 50ms đến 100ms là chỉ số tối ưu để tránh các sự cố kết nối mạng và lỗi chia sẻ màn hình.

Nếu nhận thấy tốc độ internet có vẻ yếu bất thường, bạn nên thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây để tăng cường tốc độ internet:

  • Tắt bộ định tuyến WiFi, đợi khoảng một phút, sau đó bật nó lên. Tắt và bật lại bộ định tuyến có thể giúp xóa bộ nhớ Cache trong bộ định tuyến và làm mát nó.
  • Di chuyển đến gần bộ định tuyến WiFi hơn để có thể ngăn chặn mất kết nối và cải thiện độ ổn định của kết nối internet.

Đối với người dùng Internet di động: từ thanh trạng thái của điện thoại (Android) hoặc Control Centre (IOS), hãy bật Airplane Mode, đợi 1 phút rồi tắt.

5. Dừng Video trước khi chọn chia sẻ màn hình

Việc chia sẻ màn hình trên Zoom phụ thuộc rất nhiều vào Internet bandwidth. Cuộc họp trực tuyến thậm chí còn chiếm nhiều bandwidth hơn so với cuộc gọi âm thanh.

Bạn chỉ cần nhấn vào nút Stop Video ở thanh dưới cùng để tắt video trước khi cố gắng chia sẻ màn hình, sau đó chọn nút Share Screen.

zoom share screen

Ngoài ra, nếu bạn vào Zoom Room với video đã được bật cũng có thể khiến tính năng Zoom share screen không hoạt động.

zoom share screen

Để khắc phục điều này, bạn nên thử rời khỏi Room bằng cách nhấn vào nút End. Sau đó, tham gia lại vào Zoom Room và nhấn vào tùy chọn Turn off my video khi nhập ID cuộc họp. Khi tùy chọn này được đánh dấu thì chỉ có âm thanh của bạn được phát trực tuyến. Do đó, bạn nên sử dụng ít bandwidth hơn thay vì phát trực tuyến video để chất lượng cuộc họp online được cải thiện hơn.

6. Kiểm tra phiên bản hệ điều hành của thiết bị (Đối với Android và iOS)

Nếu điện thoại đang chạy phiên bản hệ điều hành cũ, bạn có thể gặp các lỗi kỹ thuật với các ứng dụng, bao gồm cả Zoom. Vì các ứng dụng mới hơn sẽ không được tối ưu hóa cho các phiên bản hệ điều hành cũ và gặp sự cố khi truy cập Resource trên điện thoại, chẳng hạn như lỗi “Zoom screen sharing not working”.

Điều kiện để chia sẻ màn hình Zoom trên các thiết bị (Theo Zoom Support):

Thiết bị Android cần chạy hệ điều hành Android 5.0 trở lên.

 

Thiết bị iOS (iPhone, iPad) cần chạy hệ điều hành iOS 11 trở lên.

 

Các bước để kiểm tra phiên bản hệ điều hành của thiết bị:

  • Android: Mở Settings, sau đó kéo xuống và nhấn vào tùy chọn About Device/About Phone. Tại tùy chọn này, đảm bảo phiên bản hệ điều hành trong Android version là hệ điều hành Android 5.0 trở lên.

zoom share screen

  • iOS: Mở Settings và nhấn vào General, sau đó chọn About. Bên cạnh Software Version, cần đảm bảo thiết bị đang chạy hệ điều hành iOS 13.6 trở lên.

zoom share screen

Các bước kiểm tra bản cập nhật phần mềm trên thiết bị:

Nếu điện thoại đang chạy phiên bản phần mềm cũ, hãy cân nhắc kiểm tra các bản cập nhật phần mềm đang chờ xử lý trên điện thoại của bạn.

  • Trên Android: Mở Settings, kéo xuống và nhấn vào System, sau đó chọn System update. Tại phần System update, bạn có thể chọn Check for update để bắt đầu tìm kiếm bất kỳ bản cập nhật nào đang chờ xử lý.

zoom share screen

  • Trên iOS: Mở Settings và chọn General, sau đó chọn Software Update để bắt đầu tìm kiếm các bản cập nhật.

zoom share screen

7. Bật tất cả các quyền cần thiết cho ứng dụng Zoom

Một lý do khác khiến Zoom share screen không hoạt động là do ứng dụng không có quyền đối với một số Resource cần thiết. Zoom share screen là một tính năng phụ thuộc vào nhiều Resource khác nhau, chủ yếu là video, Screen Recording và âm thanh.

Thực hiện theo các bước dưới đây để kiểm tra xem việc bật tất cả các quyền có giải quyết được lỗi chia sẻ màn hình trên Zoom hay không:

a) Đối với Windows

Từ Start Menu, tìm kiếm và mở Privacy Settings.

Sau đó, từ bảng tùy chọn bên trái hãy chọn một quyền bất kỳ trong App permissions, và đảm bảo Zoom Meeting xuất hiện trong “Allow Desktop Apps”.

zoom share screen

Lặp lại các bước tương tự với các quyền khác. Đối với Zoom, bạn nên kiểm tra quyền cho Camera và Microphone.

b) Đối với macOS

Từ Menu Apple (nhấn vào biểu tượng Apple ở phía trên bên trái), chọn System Preferences.

Sau đó, chọn Security & Privacy.

zoom share screen

Trên trang tiếp theo, chọn Screen Recording từ bên trái và nhấn vào biểu tượng khóa ở dưới cùng bên phải để cho phép thay đổi. Bạn cần nhập Admin password.

Cuối cùng, đánh dấu vào hộp bên cạnh Zoom.

zoom share screen

c) Đối với Android

Mở Settings, nhấn vào Apps & notification, và chọn Zoom từ danh sách ứng dụng.

zoom share screen

Chọn Permissions và nhấn vào một quyền trong phần Denied.

zoom share screen

Đánh dấu vào Allow hoặc Allow only while using the app.

zoom share screen

Cuối cùng, quay lại và lặp lại các bước này để cho phép các quyền khác.

Đối với iOS: Mở Settings, kéo xuống và chọn Zoom. Tại đây, hãy đảm bảo rằng mọi quyền được bật cho Zoom.

zoom share screen

8. Tắt tính năng tự động chuyển đổi giữa các GPU (Đối với Windows và macOS)

Tính năng tự động chuyển đổi giữa các GPU thường được bật để kéo dài tuổi thọ pin cho thiết bị của bạn. Tuy nhiên, việc bật tính năng này là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho chia sẻ màn hình trên Zoom có màn hình đen. Tính năng này thường được bật theo mặc định cho máy tính xách tay có GPU chuyên dụng bổ sung, chẳng hạn như card đồ họa NVIDIA.

Các bước tắt tính năng tự động chuyển đổi giữa các GPU cho PC Windows và Mac:

a) Đối với Windows

Mở Start Menu, sau đó tìm kiếm và mở “NVIDIA Control Panel”.

zoom share screen

Từ bảng bên trái, trong phần “Select a Task…”, hãy chọn Manage 3D settings. Tiếp theo, chọn Program Settings và nhấn vào Add trong mục 1 “Select a Program to Customize”.

zoom share screen

Sau đó, nhấn vào “Browse…” trên trang tiếp theo.

zoom share screen

Tìm kiếm CptHost.exe file tại Zoom bin file và nhấn vào Open để mở file. Điều hướng đến file này tại C: > Users > “Your Username” > AppData > Roaming > Zoom > bin.

zoom share screen

Trong mục 2 “Select preferred graphics processor for this program”, chọn Integrated graphics.

zoom share screen

Nhấn vào Apply để lưu các thay đổi đã thực hiện.

b) Đối với macOS

Từ Menu Apple (nhấp vào biểu tượng Apple ở trên cùng bên trái), chọn System Preferences.

Tiếp theo, chọn Energy Saver và trên trang tiếp theo bỏ chọn hộp bên cạnh Automatic graphics switching.

zoom share screen

Sau khi tắt tính năng tự động chuyển đổi GPU trên PC, hãy kiểm tra xem Zoom Share Screen có hoạt động tối ưu trở lại hay không.

9. Cài đặt lại ứng dụng Zoom

Cài đặt lại Zoom là một giải pháp khắc phục hiệu quả cho các vấn đề kỹ thuật khác nhau với ứng dụng, bao gồm cả vấn đề về chia sẻ màn hình. Bạn sẽ gỡ cài đặt hoàn toàn ứng dụng Zoom khỏi thiết bị và xóa các file của ứng dụng. Sau đó, Zoom sẽ được cài đặt lại trên thiết bị và cho phép thiết bị tải xuống các file mới khi kết nối với máy chủ của nó.

a) Đối với Windows

Đầu tiên, mở lời nhắc Run bằng cách nhấn phím Windows + R. Sau đó, nhập appwiz.cpl và bấm OK.

Từ danh sách ứng dụng, chọn Zoom và nhấn vào Uninstall.

zoom share screen

Sau đó, truy cập Zoom Downloads Center, tải xuống file Zoom Client và mở file đó để bắt đầu cài đặt.

zoom share screen

b) Đối với macOS

Từ thanh menu, hãy nhấn vào zoom.us và chọn Uninstall Zoom từ drop-down menu.

zoom share screen

Bấm OK tại lời nhắc “Do you want to uninstall this app?”.

zoom share screen

Cuối cùng, truy cập Zoom Downloads Center, sau đó tải xuống ứng dụng Zoom Client và tiến hành cài đặt nó

c) Đối với Android và iOS

Các bước sẽ hơi khác nhau đối với từng kiểu điện thoại. Tuy nhiên, về cơ bản thì các bước đều thực hiện như sau:

Nhấn và giữ Zoom, chọn tùy chọn Uninstall.

Tiếp theo, bạn có thể chọn khởi động lại thiết bị. Sau đó, truy cập Play Store (Android) hoặc App Store (iOS) để cài đặt lại Zoom.

Kết luận

Hy vọng với 9 cách trên có thể giúp bạn khắc phục hiệu quả sự cố Zoom Share Screen không hoạt động. Sau mỗi bước, hãy thử thực hiện chia sẻ màn hình thử nghiệm bằng cách tổ chức cuộc họp của riêng mình (nhấn vào New Meeting) để kiểm tra xem bạn có thể chia sẻ lại màn hình hay không.

Một mẹo bổ sung khác là kiểm tra và cài đặt mọi bản cập nhật đang chờ xử lý cho ứng dụng Zoom. Các bản cập nhật của ứng dụng Zoom Client rất cần thiết để tránh các vấn đề kỹ thuật khác nhau khi sử dụng Zoom.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chia sẻ màn hình trên Zoom

Chia sẻ lên:
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Bình Luận
Inline Feedbacks
View all comments